ClockThứ Ba, 13/06/2017 06:17

Gần 1/3 dân số thế giới bị béo phì, đối mặt nguy cơ bệnh tật, tử vong

TTH.VN - Một nghiên cứu trên diện rộng cho thấy, gần 1/3 dân số thế giới phải chịu đựng chứng béo phì và ngày càng có nhiều người tử vong do các bệnh liên quan đến cân nặng.

Báo động tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân trên thế giớiBéo phì liên quan chặt chẽ đến 11 loại bệnh ung thư

Gần 1/3 dân số thế giới đang đối mặt với chừng béo phì. Ảnh: Image

Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học New England hôm qua (12/6), trọng lượng dư thừa đã ảnh hưởng tới 2,2 tỷ người, tương đương 30% dân số thế giới vào năm 2015.

Nghiên cứu được tiến hành tại 195 quốc gia trong khoảng thời gian 35 năm cũng chỉ ra rằng, khoảng 4 triệu người đã thiệt mạng trong cùng năm 2015 do các vấn đề về sức khoẻ như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh khác liên quan đến béo phì và cân nặng.

Nghiên cứu do Viện Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME) tiến hành tại trường Đại học Washington phát hiện ra rằng, gần 108 triệu trẻ em và hơn 600 triệu người trưởng thành có cân nặng ở mức béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 và tỷ lệ tử vong hơn 60%.

BMI được tính bằng cách lấy trọng lượng của một người bằng kilôgam chia cho chiều cao bình phương và là dấu hiệu cho thấy một người có cân nặng khỏe mạnh hay không. Chỉ số BMI trên 25 là thừa cân, trên 30 là béo phì và trên 40 là béo phì dạng bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, bệnh béo phì đã tăng gấp đôi ở 73 quốc gia kể từ năm 1980, đạt tỷ lệ như một nạn dịch - được miêu tả là "một cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng đang gia tăng và làm xáo trộn toàn cầu".

Các chuyên gia nói rằng, chế độ ăn uống nghèo nàn và lối sống ít đi lại được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng số lượng người thừa cân. Đô thị hóa và phát triển kinh tế đã dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ béo phì cũng ở các nước nghèo, nơi một phần dân số không đủ ăn, khi người ta bỏ chế độ ăn kiêng truyền thống, giàu thực vật để ăn những thực phẩm chế biến.

Boitshepo Bibi Giyose, nhân viên dinh dưỡng cấp cao của Tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết: "Con người đang tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến giàu chất đường và chất béo, đồng thời cũng ít vận động".

Nghiên cứu ở Mexico, Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh đã chỉ ra rằng, chi phí cho các loại thực phẩm chế biến như kem, hamburger và sôcôla đã giảm từ năm 1990, trong khi chi phí của trái cây và rau tươi tăng lên đáng kể.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà. Điều này thêm một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh này, vì nó có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Khám sàng lọc đái tháo đường cho 300 người trên 40 tuổi

Trong hai ngày 24 và 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cùng cán bộ chuyên trách của TTYT huyện Phú Vang, Trạm Y tế xã Phú Hồ tổ chức đợt khám sàng lọc tiền đái tháo đường (ĐTĐ) và ĐTĐ cho người dân địa phương.

Khám sàng lọc đái tháo đường cho 300 người trên 40 tuổi
Return to top