ClockChủ Nhật, 21/10/2018 14:45

Hàn Quốc có tinh thần khởi nghiệp mạnh nhất châu Á

TTH.VN - Hàn Quốc dẫn đầu khu vực châu Á về tinh thần khởi nghiệp, vượt qua Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc, tờ The Nation ngày 21/10 cho hay.

CNA: Thanh niên TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng Thung lũng Silicon châu ÁHàn Quốc chi hơn 30 nghìn tỷ won nuôi dưỡng tăng trưởng sáng tạoTỷ phú Bloomberg: Đừng chọn việc dựa trên tiền lươngNhà triệu phú khởi nghiệp ở ký túc xá sinh viên

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Microsoft Citizenship Asia Pacific

Cụ thể, Hàn Quốc đứng đầu khu vực về môi trường khởi nghiệp, với số điểm là 54%, theo Chỉ số Khởi nghiệp Toàn cầu (GEI) vừa được công bố. Hàn Quốc tăng 3 bậc so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái. Gã khổng lồ công nghệ này đã và đang thể hiện sự vượt trội trong việc sản xuất các công nghệ mới và giới thiệu những sản phẩm mới cho khách hàng.

Tiếp ngay sau đó là Singapore và Nhật Bản, với số điểm tương ứng là 53% và 52%.

Ngoài ra, Trung Quốc giữ vị trí thứ 4 trong khu vực châu Á, với số điểm đạt 41%. Cơ sở hạ tầng vật chất của Trung Quốc góp phần vào điểm số của quốc gia này, tiếp đó là động lực thị trường.

Nắm giữ vị trí sau Trung Quốc là Brunei và Malaysia, với số điểm lần lượt là 34% và 33%.

Được xếp hạng ở vị trí thứ 7 trong khu vực châu Á là Ấn Độ, với số điểm là 28%. Mặc dù có nhiều sáng kiến ​​khác nhau của Chính phủ hiện tại như ''Make in India'' (“Sản xuất tại Ấn Độ”), quốc gia này vẫn nằm cách xa so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo báo cáo nói trên, những lĩnh vực mạnh mẽ của Ấn Độ là đổi mới sản phẩm và quy trình, cơ hội khởi nghiệp, cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

Tiếp sau Ấn Độ là Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Bên cạnh đó, Sri Lanka được xếp thứ 11 trong khu vực, do xếp hạng kém trong các chỉ số quan trọng, như đổi mới quy trình và khả năng tiếp thu công nghệ, trong khi được đánh giá trên mức trung bình toàn cầu và khu vực về cạnh tranh và đổi mới sản phẩm.

Indonesia, Lào, và Campuchia lần lượt là những quốc gia tiếp theo sau Sri Lanka trong bảng xếp hạng. 

Trong khi đó, Pakistan, Myanmar và Bangladesh được xếp hạng thấp nhất trong khu vực châu Á, với số điểm lần lượt là 16%, 14% và 12%.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Nation & Data LEADS)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top