ClockThứ Hai, 05/08/2019 15:21

Hàn Quốc hỗ trợ 100 mặt hàng chiến lược để ổn định nguồn cung

TTH.VN - Hàn Quốc cho biết nước này sẽ đầu tư 7,8 nghìn tỷ won (6,47 tỷ USD) vào 100 mặt hàng chiến lược quan trọng để tạo nguồn cung ổn định trước năm 2024 nhằm đối phó với sự trả đũa kinh tế của Nhật Bản.

Nhật Bản, Mỹ có kế hoạch ký thỏa thuận thương mại song phươngKhách du lịch Hàn Quốc đến Nhật sụt giảmNgành sản xuất chíp thế giới bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Nhật

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki (thứ 3 từ phải sang) tại một buổi họp với các quan chức tại Seoul. Nguồn: Yonhap News

“Chúng ta sẽ nâng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp vật liệu, phụ tùng và thiết bị”, ông Hong Nam-ki, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính cho biết trong một cuộc họp với các quan chức ở Seoul.

Tuần trước, Nhật Bản đã quyết định đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia được hưởng ưu đãi thương mại để đáp trả phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc năm ngoái, trong đó yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động.

Vào tháng 7, Nhật Bản cũng áp đặt các quy định chặt chẽ hơn về xuất khẩu sang Hàn Quốc đối với ba loại vật liệu rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn và màn hình dẻo, gồm chất cản màu, khí ăn mòn và nhựa nhiệt dẻo.

Căng thẳng thương mại với Nhật Bản đã hối thúc Hàn Quốc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu công nghiệp quan trọng và tăng cường nội địa hóa để giảm sự phụ thuộc mạnh vào Nhật Bản. Các công ty Hàn Quốc cũng đã phải vật lộn để tìm nhà cung cấp thay thế các mặt hàng quan trọng này.

Trong số 100 mặt hàng chiến lược quan trọng, Bộ Công nghiệp Han Quốc cho biết họ có kế hoạch bảo đảm nguồn cung 20 mặt hàng trong vòng một năm tới bằng cách liên hệ với các nhà cung cấp ở các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và Chính phủ sẽ hạ thấp các rào cản thương mại để nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng đó.

Ngoài các nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, Hàn Quốc sẽ chi khoảng 7,8 nghìn tỷ won cho hoạt động R&D để giúp các ngành công nghiệp địa phương tăng cường khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính quyền nước này cũng tạo mọi điều kiện để giúp các ngành công nghiệp trong nước phát triển như điều chỉnh luật lao động, khuyến khích các công ty địa phương mua lại các công ty nước ngoài để chiếm lĩnh công nghệ cao.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Yonhap News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top