ClockThứ Ba, 06/11/2018 14:30

Hàng chục triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ

Hôm nay, 6/11 (giờ địa phương) là ngày chính thức diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ. Các điểm bỏ phiếu ở một số bang đã bắt đầu mở cửa và người dân có khoảng 12 tiếng để tới bỏ phiếu. Kết quả kiểm phiếu dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày.

Mỹ giám sát chống gian lận bầu cử giữa kỳ tại 19 bangTổng thống Mỹ vận động tranh cử giữa kỳ trong chặng đua nước rútMỹ: Sử dụng công nghệ để khuyến khích người dân đi bầu cửÔng Trump cảnh báo đưa 15.000 binh sĩ tới biên giới để ngăn người nhập cư

Một buổi vận động tranh cử của đảng Cộng hòa Mỹ. Ảnh: NYT
Hầu hết các điểm bỏ phiếu tại Mỹ được mở cửa từ 7h sáng tới 19h tối tuy nhiên tại một số bang, hoạt động bỏ phiếu bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc vào 20h tối.

Mặc dù ngày bầu cử chính thức là 6/11 nhưng đã có ít nhất 31 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm hoặc bỏ phiếu qua hình thức gửi thư. Con số này cao hơn nhiều so với số cử tri bỏ phiếu sớm năm 2014 là 22 triệu người.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay có thể lên tới 45%, cao nhất trong vòng 50 năm qua.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết sẽ triển khai nhân viên tới 35 điểm bỏ phiếu ở 19 bang trên cả nước để giám sát việc tuân thủ các điều luật bầu cử liên bang.

Diễn ra 2 năm 1 lần, cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ Tổng thống hoặc chính quyền đương nhiêm nào. Trong lịch sử nước Mỹ, các Tổng thống thường mất nhiều ghế trong Quốc hội sau mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ do kết quả của nó có thể có tác động lớn tới các chính sách của chính quyền đương nhiệm.

Nhận xét về tầm quan trọng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay, chuyên gia bầu cử David Pal Brunell cho rằng, “hiện nay chính phủ đang rơi vào thế bế tắc do phe Dân chủ và Cộng hòa bất đồng trong tất cả các vấn đề, chính vì vậy mà người cảm thấy chính phủ đang không đại diện cho họ để phục vụ mục đích cao cả hơn cũng như các nhu cầu của đất nước”.

Theo ông, “mục đích của cuộc bầu cử này là khiến chính phủ hoạt động trở lại với các thành viên của cả hai đang cùng phối hợp với nhau. Cuộc bầu cử năm nay sẽ tạo ra một chương trình nghị sự lớn hơn với sự tham gia của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa nhằm đưa ra các chính sách đúng đắn, các mối quan hệ của Mỹ trên thế giới, cũng như cách tiếp cận phù hợp đối với các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước”.

Tại cuộc bỏ phiếu năm nay, cử tri Mỹ sẽ bầu lại tất cả 435 ghế hạ nghị sỹ, 35/100 ghế thượng nghị sỹ, và 39 ghế thống đốc bang và vùng lãnh thổ.

Nếu đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thì phần lớn chương trình nghị sự cũng như các chính sách của Tổng thống Trump đứng trước nguy cơ bị đóng băng hoặc phải điều chỉnh rất nhiều để có thể thành hiện thực. Không chỉ vậy, khả năng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020 tới của ông Trump cũng bị thu hẹp đáng kể.

Trong trường hợp đảng Dân chủ chỉ giành được quyền kiểm soát Hạ viện, việc triển khai các chính sách đặc biệt là chính sách đối nội của Tổng thống Trump sẽ không dễ dàng gì. Việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề người nhập cư, thúc đẩy chính sách y tế mới, kiểm soát súng đạn, phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác vốn đã bế tắc sẽ càng bế tắc hơn.

Kịch bản mà Tổng thống Trump mong đợi nhất đó là đảng Cộng hòa tiếp tục giữ được đa số tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Kịch bản này nếu diễn ra sẽ là một thắng lợi quan trọng đối với cá nhân Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa.

“Tôi cho rằng đảng Dân chủ sẽ giành được quyền kiểm soát Hạ viện trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục duy trì đa số ở Thượng viện” Giáo sư Gary Nordlinger thuộc Trường Quản lý Chính trị, Đại học George Washington dự đoán về kết quả của cuộc bầu cử.

Theo ông, nếu điều này xảy ra, nhiều cuộc điều tra sẽ được tiến hành do phe Dân chủ yêu cầu. Hai đảng sẽ có những nhượng bộ nhất định đặc biệt là trong việc thông qua ngân sách cho chính phủ liên bang.

Trong 4 năm cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama, 2 đảng đã không thống nhất được ngân sách cho chính phủ và cách sử dụng chi tiêu là không hiệu quả do chính phủ không thể chuyển ngân sách giữa các chương trình khác nhau được.

Trong cuộc bầu cử sắp tới, cử tri Mỹ còn bầu ra 36 thống đốc bang và nhiều chức danh cấp địa phương khác.

Theo ông Nordlinger, điều này rất quan trọng vì theo Hiến pháp, Mỹ cần tiến hành thống kê dân số sau mỗi 10 năm. Do đó tới năm 2020 một cuộc thống kê dân số sẽ được thực hiện. Dựa trên kết quả này, bản đồ các khu vực lập pháp cấp bang và các đơn vị bầu cử thành viên Quốc hội sẽ được vẽ lại để duy trì cân bằng về dân số ở các bang.

Trong cuộc bầu cử này, nếu đảng nào giành được nhiều ghế thống đốc hoặc đa số trong các cơ quan lập pháp cấp bang, đảng đó sẽ có nhiều tiếng nói trong việc vẽ lại bản đồ này trong năm 2021. Khi bản đồ này được vẽ lại, điều này sẽ quyết định đảng nào sẽ giành kiểm soát Hạ viện trong vòng 10 năm tiếp theo.

Mặc dù các cuộc khảo sát đều cho thấy ưu thế nghiêng về đảng Dân chủ tuy nhiên càng tới sát ngày bầu cử thì khoảng cách giữa hai đảng dần thu hẹp lại.

Các cuộc bầu cử tại Mỹ đều khó đoán định và có thể có những bất ngờ giống cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Do đó, chỉ khi kết quả cuối cùng được công bố vào cuối ngày 6/11 thì mới biết đảng nào giành thắng lợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top