ClockChủ Nhật, 26/08/2018 07:27

Hành động chặt chẽ để giải quyết khủng hoảng làm mát ở châu Á

TTH.VN - Các quốc gia trong khu vực châu Á đã và đang trải qua tình trạng nhiệt độ tăng cao kéo dài, dẫn đến hậu quả là hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác gặp các vấn đề sức khỏe do thời tiết nắng nóng gây ra.

Pháp đóng cửa lò phản ứng hạt nhân do ảnh hưởng của sóng nhiệtLàm mát là biện pháp cần thiết để đối phó với biến đổi khí hậuNguy cơ gia tăng ô nhiễm từ điều hòa không khíNhu cầu điều hoà không khí toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần đến năm 2050

Cần nỗ lực giải quyết khủng hoảng làm mát ở châu Á. Ảnh: Nikkei News

Ở Nhật Bản, cơ quan khí tượng thủy văn miêu tả mức nhiệt trên 40OC là một “thảm họa”. Cùng lúc đó, nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện để chạy máy điều hòa nhiệt độ tăng đột biến ở Hàn Quốc cũng đẩy chính quyền nước này vào tình huống bắt buộc phải tái hoạt động các nhà máy điện hạt nhân để duy trì môi trường mát mẻ cho người dân.

Tình trạng này nói chung đã và đang ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế phát triển của khu vực. Hậu quả này được đánh giá là nghiêm trọng hơn khi vẫn còn hàng triệu người châu Á chưa thể tiếp cận với các biện pháp làm mát.

Đối diện với khủng hoảng, hàng ngàn người đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu vaccine và thực phẩm do thức ăn và thuốc men bị hư hỏng khi không được bảo quản trong nền nhiệt mát mẻ. Doanh thu từ các sản phẩm nông nghiệp cũng từ đó giảm mạnh do thiếu thiết bị bảo quản và làm lạnh khi vận chuyển đi tiêu thụ. Không chỉ ảnh hưởng đến khu vực châu Á, khủng hoảng làm mát cũng xuất hiện trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển.

Đến nay, châu Á đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng làm mát. Cụ thể, trong khu vực có đến 5 trên 9 quốc gia nằm trong danh sách các nước có nguy cơ thiếu khả năng tiếp cận đầy đủ với các thiết bị làm mát do dân số quá cao, trong đó bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan và Indonesia. Nhìn chung, các nước này có một lượng lớn người nghèo, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn – khu vực phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiệt độ cao. Hầu hết người dân trong khu vực này đều đang thiếu khả năng tiếp cận điện đầy đủ.

Do đó, hiện công tác tiếp cận, cung cấp và cải thiện vấn đề làm mát tại các nước kể trên là vô cùng quan trọng để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hiệp quốc về nâng cao sức khỏe, chấm dứt nạn đói và hình thành các thành phố bền vững...

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc giải quyết vấn nạn cũng cần đảm bảo không làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải thiết bị làm mát. Điều này được thể hiện rõ nhất khi tại một số quốc gia châu Á, nhu cầu sử dụng máy điều hòa đang chiếm hơn ½ nhu cầu sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảm nhiệt nói chung và con số này đang tiếp tục tăng lên chóng mặt.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn cầu có khoảng 2,3 tỷ người thuộc tầng lớp trung lưu, trong đó người dân sống chủ yếu ở khu vực châu Á. Với năng lực kinh tế có hạn, phần lớn người dân chỉ có thể sử dụng các dòng máy điều hòa giá rẻ, chất lượng thấp. Về lâu dài, vấn đề này càng đặt áp lực lớn hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các chuyên gia khẳng định không có một kế hoạch đơn lẻ nào có thể giải quyết triệt để khủng hoảng làm mát ở châu Á. Điều quan trọng nhất lúc này là chính phủ các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất để cho ra thị trường các dòng thiết bị làm mát chất lượng cao với giá cả phải chăng, từ đó hỗ trợ tiến trình bảo quản thuốc men, thực phẩm diễn ra suôn sẻ và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trong thời gian triển khai kế hoạch, một số biện pháp ngắn hạn để giảm nhiệt độ có thể kể đến là: sơn mái nhà bằng màu sáng để tránh hấp thụ nhiệt, trồng cây và thảm thực vật, xây dựng hệ thống “mái nhà xanh”...

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

TIN MỚI

Return to top