ClockThứ Sáu, 04/11/2016 21:33

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực

TTH - Từ ngày 4/11, Hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu được thông qua tại thủ đô Paris của Pháp hồi tháng 12 năm ngoái chính thức có hiệu lực, gây áp lực lên các nước để bắt đầu thực hiện kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính theo cam kết đã đề ra.

“Đây là thời điểm để ăn mừng và cũng là lúc để hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris, với thiện chí và thái độ nghiêm túc”, Tổng thư ký Công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, bà Patricia Espinosa cho biết trong một tuyên bố.

“Trong một thời gian ngắn và chắc chắn là trong 15 năm tới, chúng ta cần nỗ lực để chống lại các tác động của biến đổi khí hậu”, bà Patricia nói thêm.

Được biết, Hiệp định Paris về biến đối khí hậu quy định một loạt các biện pháp nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

THANH NGÂN (Lược dịch từ  Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top