ClockThứ Hai, 12/08/2019 15:11

Hoa Kỳ và Taliban kết thúc đàm phán hòa bình

TTH.VN - Vòng đàm phán thứ tám về hiệp ước cho phép Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến dài nhất trong lịch sử và rút quân khỏi Afghanistan đã kết thúc, và cả hai đoàn đàm phán sẽ tham vấn ý kiến của lãnh đạo hai bên về các bước đi tiếp theo.

Mỹ hoan nghênh những tiến triển tích cực trong đàm phán với TalibanMỹ mở rộng vai trò chống Taliban ở AfghanistanNgoại trưởng Mỹ kêu gọi Taliban nối lại đàm phán hòa bình với Afghanistan

Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ - ông Zalmay Khalilzad (thứ ba từ trái sang) trong một cuộc đàm phán với phe Taliban. Nguồn: Reuters

Các cuộc đàm phán được tổ chức tại Qatar từ cuối năm ngoái giữa Taliban và Hoa Kỳ, mang lại hy vọng về một thỏa thuận cho phép quân đội Hoa Kỳ rút quân để đổi lấy một lời hứa từ phía Taliban rằng các chiến binh sẽ không sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công các nước khác.

Người phát ngôn của Taliban – ông Zabihullah Mujahid - cho biết các vòng đàm phán mới nhất liên quan đến các chi tiết kỹ thuật và các cơ chế thực thi của hiệp ước đã kết thúc sớm vào hôm thứ hai. “Đó là một vòng đàm phán dài và hữu ích”, ông Mujahid nói trong một tuyên bố.

Các quan chức Hoa Kỳ hiện chưa có bình luận gì, nhưng trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ - nhà ngoại giao kỳ cựu người Hoa Kỳ gốc Afghanistan Zalmay Khalilzad - cho biết trước đó rằng những công việc khó khăn đã được thực hiện “để hướng đến một thỏa thuận hòa bình lâu dài và xứng đáng, và một quốc gia Afghanistan có chủ quyền sẽ không gây nguy hiểm cho bất kỳ quốc gia nào khác”.

Với những thỏa thuận này, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ chấm dứt được cuộc chiến - vốn đã rơi vào bế tắc và gây ra nhiều thương vong - kéo dài kể từ ngày 11/9/2001.

Hiệp ước này dự kiến bao gồm việc phe Taliban cam kết đàm phán chia sẻ quyền lực với chính phủ do Hoa Kỳ hậu thuẫn, nhưng lại không bao gồm lệnh ngừng bắn giữa Taliban với chính phủ Afghanistan. Điều này dẫn đến lo ngại rằng quân nổi dậy sẽ tiếp tục chiến đấu sau khi Hoa Kỳ rút quân.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top