ClockThứ Hai, 07/05/2018 06:48

Hội nghị thượng đỉnh Nhật - Trung - Hàn tập trung vào vấn đề Bắc Triều Tiên và kinh tế

TTH.VN - Các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ ngồi vào bàn đàm phán 3 bên vào ngày 9/5 lần đầu tiên sau 2 năm, trong đó Bắc Triều Tiên và hợp tác kinh tế là những vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự.

Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn sẽ diễn ra vào đầu tháng 5Nhật-Trung-Hàn tăng cường hợp tác chống ô nhiễm không khíASEAN và Nhật - Trung - Hàn nhất trí tăng cường hợp tác tài chính

Lãnh đạo 3 nước Nhật - Trung - Hàn sẽ gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh ba bên vào ngày 9/5/2018. Ảnh: AFP

 

Hội nghị thượng đỉnh lần này ở Tokyo bắt đầu trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa ba nước đã ấm hơn, được xúc tác bởi tình hình trên bán đảo Triều Tiên và những lo ngại về bảo hộ thương mại.

Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên tới Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In kể từ khi nhậm chức. Năm nay cũng đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày ký kết một hiệp ước hữu nghị giữa Bắc Kinh và Tokyo. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng sẽ tổ chức các cuộc phán song phương với Thủ tướng Lý Khắc Cường và Tổng thống Moon Jae In  bên lề hội nghị.

Ba quốc gia này dự kiến ​​sẽ đưa ra một tuyên bố chung thể hiện cam kết hợp tác ba bên đối với việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, mặc dù vẫn chưa thống nhất về diễn đạt, các nguồn tin Nhật Bản cho biết.

Theo Nikkei, điều này là do sự khác nhau về cách tiến hành lời hứa của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về việc “phi hạt nhân hoá hoàn toàn” theo quy định trong Tuyên bố Panmunjom, được ban hành sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Moon cuối tháng trước.

Tiến sĩ Jin Chang Soo, chủ tịch Viện nghiên cứu Sejong của Hàn Quốc, nói với tờ The Straits Times rằng Tổng thống  Moon có thể "trình bày một lộ trình để Nhật Bản và Trung Quốc đều có vai trò trong thỏa thuận hòa bình giữa 2 miền Triều Tiên”.

Tuy nhiên, các câu hỏi về sự hiện diện quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên cũng có thể sẽ phát sinh trong cuộc họp thượng đỉnh, giữa bối cảnh có thông tin rằng Washington đang cân nhắc việc giảm quy mô quân đội tại đây.

Song song đó, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, ba quốc gia sẽ nhấn mạnh vai trò của tự do thương mại trong sự thịnh vượng của châu Á, và cam kết đẩy nhanh nỗ lực đối với một thỏa thuận ba bên đã có trong các cuộc họp từ năm 2012. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, tổng cộng ba quốc gia này chiếm 22,6% nền kinh tế toàn cầu.

Họ cũng sẽ đồng ý đẩy nhanh các nỗ lực trong thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện khu vực 16 nước do ASEAN dẫn đầu.

Theo Giáo sư Zhou Yongsheng của Đại học Ngoại giao Trung Quốc, “Trung Quốc sẽ tập trung thúc đẩy sự hợp tác kinh tế sâu rộng giữa ba nước, mở rộng các lĩnh vực hợp tác để cuối cùng, hiệp định thương mại tự do có thể được ký kết".

Tố Quyên

(Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top