ClockThứ Bảy, 08/12/2018 14:40

Hơn 50% dân số thế giới sẽ tiếp cận Internet đến cuối năm nay

TTH.VN - Lần đầu tiên, hơn 1/2 dân số thế giới sẽ sử dụng Internet đến cuối năm 2018, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ngày 7/12 cho hay.

Kỷ niệm Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới năm 2018Thế giới dự kiến có 4,3 tỷ thuê bao băng thông rộng di độngNgười dân Cuba bắt đầu sử dụng Internet trên điện thoại di độngThương mại điện tử, an ninh mạng sẽ là trọng tâm chính của ASEANNền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2025Cuộc đua về tốc độ Internet trong ASEAN

Sức tăng mạnh của số lượng người dùng Internet mang đến cơ hội, nhưng cũng làm dấy lên mối quan ngại về bảo mật. Ảnh: Video screen shot

Những ước tính toàn cầu và khu vực của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho năm 2018 là "một dấu hiệu cho những bước tiến lớn mà thế giới đang hướng tới để xây dựng một xã hội thông tin toàn cầu toàn diện hơn", ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU cho biết.

Con số kỷ lục 3,9 tỷ người, tương đương 51,2% dân số thế giới sẽ trực tuyến đến cuối tháng 12 năm nay, là một cột mốc quan trọng trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, theo ITU.

Ngoài ra, cơ quan này cũng khẳng định, sự kết nối mở rộng này sẽ hỗ trợ việc thúc đẩy sự phát triển bền vững ở mọi nơi.

Trong đó, các số liệu mới nhất nhấn mạnh châu Phi, là khu vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đối với việc truy cập internet, từ khoảng 2% dân số trong năm 2005, lên hơn 24% dân số trong năm nay.

Châu Âu và châu Mỹ là những khu vực có tốc độ tăng trưởng chậm nhất; dù các số liệu hiện tại cho thấy, 2 khu vực này có lần lượt 79,6% và 69,6% dân số trực tuyến.

Nhìn chung, tại các quốc gia phát triển, mức tăng trưởng chậm và ổn định thúc đẩy tỷ lệ dân số sử dụng Internet, từ mức 51,3% dân số trong năm 2005 lên 80,9% dân số vào năm 2018.

Mặc dù có những tiến bộ nói trên, ITU cảnh báo rằng, nhiều cộng đồng trên toàn thế giới vẫn không được sử dụng Internet, nhất là phụ nữ và trẻ em gái. Các số liệu thống kê chỉ ra, những người lớn tuổi hơn ở chế độ ngoại tuyến một cách không cân xứng, cũng như những người khuyết tật, dân cư bản địa và một số người sống ở những nơi nghèo nhất trên thế giới.

Trong một nỗ lực nhằm làm giảm sự bất bình đẳng, ITU đang kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn từ các khu vực công và tư nhân, đồng thời tập trung vào việc đảm bảo việc truy cập Internet có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người.

“Chúng ta phải khuyến khích đầu tư nhiều hơn từ các khu vực công và tư nhân, cũng như tạo ra một môi trường tốt để thu hút đầu tư, hỗ trợ đổi mới công nghệ và kinh doanh, để cuộc cách mạng kỹ thuật số không bỏ lại ai phải ngoại tuyến", ông Houlin Zhao nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top