ClockThứ Năm, 15/11/2018 14:02

Hợp tác thúc đẩy vai trò của thể thao để đạt được mục tiêu phát triển bền vững

TTH.VN - Liên Hiệp quốc và ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 vừa ký kết thỏa thuận nhấn mạnh những đóng góp quan trọng mà thể thao mang lại cho chiến dịch hành động để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

Thái Lan ưu tiên phát triển ASEAN bền vững khi trở thành chủ tịch luân phiên của khốiNgười tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm có nguồn gốc bền vữngChâu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vữngY tế góp phần phát triển bền vững toàn cầuHội nghị Công nghiệp Xanh lần thứ 5 hướng tới phát triển bền vững

Liên Hiệp quốc và ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 hợp tác thúc đẩy vai trò của thể thao để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Ảnh: Devdiscourse 

Alison Smale - Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc của Truyền thông Toàn cầu cho rằng sự hiểu biết sâu hơn sẽ cho phép hai cơ quan không chỉ tập trung tôn vinh thành tích của các vận động viên, mà còn nhấn mạnh về cách quản lý sự kiện theo mô hình sáng tạo và đổi mới.

“Đây là cơ hội tuyệt vời để tận dụng nền tảng của chúng tôi, bắt đầu những cuộc đối thoại về đóng góp của Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 trong công tác thực hiện mục tiêu SGDs, đồng thời sử dụng sức mạnh của thế vận hội nhằm thúc đẩy hòa bình và phát triển trên toàn thế giới”, tờ Devdiscourse ngày 15/11 dẫn lời Tổng thư ký Alison Smale cho hay.

Theo đó, Liên Hiệp quốc và ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 sẽ phối hợp cùng nhau để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các liên kết có lợi được hình thành giữa mục tiêu phát triển bền vững, thể thao và sự kiện thể thao ở Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra, hai bên cũng cam kết sẽ tập trung hơn nữa vào công tác triển khai những nỗ lực hữu hình vì mục tiêu phát triển bền vững.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm

TIN MỚI

Return to top