ClockThứ Hai, 27/11/2017 09:33

Hungary tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung-Đông Âu và Trung Quốc

Lãnh đạo 16 nước Trung - Đông Âu và Trung Quốc hôm nay (27/11) họp tại Hungary nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc ủng hộ Hiệp định khí hậu ParisEU, Trung Á tiếp tục tìm hướng tăng cường quan hệ hợp tác

Hội nghị thượng đỉnh 16 nước Trung - Đông Âu (CEEC) và Trung Quốc (hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh 16+1) là ý tưởng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa Sáng kiến “Một Vành Đai, Một Con Đường” do ôngTập Cận Bình đề xuất.

Đây là sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc muốn mở rộng và thúc đẩy hợp tác với 16 nước Trung và Đông Âu trong các lĩnh vực đầu tư, giao thông vận tải, tài chính, khoa học, giáo dục và văn hóa.

Để thực hiện sáng kiến này, Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt và đường bộ dọc theo Con đường tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu.

Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 được tổ chức ở Latvia tháng 11/2016, các nhà lãnh đạo 17 nước đã thông qua Tuyên bố Riga tái khẳng định sự ủng hộ đối với sáng kiến của Trung Quốc kết nối hai khu vực, và hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 tại Hung-ga-ri sẽ cụ thể hóa các bước thực hiện các dự án hợp tác chung.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ 8, trái) và lãnh đạo các nước khu vực Trung-Đông Âu chụp ảnh chung tại hội nghị năm 2016 (Nguồn: THX/TTXVN)
Chiều 26/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới sân bay Quốc tế Ferenc Liszt ở thủ đô Budapest để chủ trì hội nghị vào ngày hôm sau. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã ra sân bay đón nhà lãnh đạo Trung Quốc và thảo luận chương trình nghị sự của hội nghị vào ngày 27/11. Phát biểu với báo chí ngay tại lễ đón Thủ tướng Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó khẳng định hội nghị lần này là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vai trò của mình trong trật tự thế giới mới.

Một diễn đàn hợp tác kinh tế-thương mại tầm cỡ, với sự tham dự của hơn 1.000 đại diện doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và 16 nước Trung-Đông Âu sẽ được tổ chức vào ngày 27/11, và dự kiến 23 thỏa thuận hợp tác song phương sẽ được ký kết.

Hungary cũng sẽ công bố kế hoạch gọi đấu thầu dự án nâng cấp tuyến đường sắt nối liền thủ đô Budapest tới thủ đô Belgrade của Serbia với phần lớn vốn vay từ Trung Quốc./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top