ClockThứ Sáu, 25/05/2018 09:04

Indonesia, Đan Mạch hợp tác về năng lượng sạch

TTH.VN - Indonesia và Đan Mạch đang thiết lập hợp tác song phương về năng lượng sạch, tờ The Jakarta Post ngày 24/5 đưa tin.

Tổng thư ký LHQ: “Biến đổi khí hậu là mối đe dọa sống còn với nhân loại”Apple tuyên bố sử dụng 100% năng lượng sạchBangladesh đứng đầu thế giới về hệ thống điện mặt trời gia dụngTổng thư ký LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng bền vững“Điện nhiệt hạch sẽ là nguồn năng lượng chính trong tương lai”

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Now Jakarta

Trước đó, Chính phủ Indonesia và Đan Mạch đã ban hành một tuyên bố chung về năng lượng sạch, bên lề cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng sạch (CEM9) tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, như một bước khởi đầu để thiết lập hợp tác song phương giữa hai quốc gia.

Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia Ignasius Jonan cho hay, quốc gia này đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng nhằm đáp ứng 23% tổng nhu cầu năng lượng của quốc gia từ các nguồn tái tạo đến năm 2025.

Indonesia hiện đang đứng trước nhiệm vụ khó khăn là đạt tới 100% điện khí hóa đến năm 2024, và Chính phủ cũng vừa thực hiện những tiến bộ đáng kể trong 18 tháng qua, ông Jonan nói thêm.

Trong khi Indonesia có cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ cũng chú ý đến khả năng chi trả năng lượng. Ngoài ra, sự phát triển của 2 trang trại gió ở tỉnh Nam Sulawesi ở Indonesia cho thấy rõ cam kết của Chính phủ.

Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Đan Mạch Lars Christian Lilleholt cho biết, Đan Mạch đã chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong nhiều năm.

Ông Lilleholt thừa nhận, chỉ một vài thập kỷ trước, hệ thống năng lượng Đan Mạch còn phụ thuộc nhiều vào các nhà máy điện đốt than.

“Hôm nay, bức tranh đó đã hoàn toàn thay đổi. Hệ thống năng lượng Đan Mạch ngày nay được xếp hạng tốt nhất trên toàn thế giới”, Bộ trưởng Năng lượng Đan Mạch khẳng định. Bên cạnh đó, ông Lilleholt lưu ý, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ sạch.

“Tuy nhiên, cuộc hành trình này vẫn chưa kết thúc. Chính phủ Đan Mạch có tham vọng để không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đến năm 2050. Nhằm đạt được điều này, chúng tôi sẽ tập trung hơn nữa vào việc đảm bảo chi phí thấp và thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường năng lượng, cũng như tăng cường hội nhập các thị trường năng lượng và số hóa”.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post & ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top