ClockThứ Hai, 26/09/2016 21:59

Khủng hoảng thị trường lao động Châu Á

TTH - Số liệu từ tờ China Youth Daily cho biết, mỗi năm có 600.000 người Trung Quốc chết vì làm việc quá sức.

Hiện tượng này đang là nỗi lo chung của chính quyền nhiều nước châu Á. Một số nghiên cứu mới đây dẫn tới kết luận rằng: Châu Á đang trải qua một cuộc khủng hoảng thị trường lao động nghiêm trọng.

Công nhân làm việc trong một xưởng may ở Bangladesh. Ảnh: FTT

Theo nghiên cứu, một trong các nguyên nhân hàng đầu được cho là do thiếu việc làm, buộc công nhân phải làm hết sức để cạnh tranh. Từ năm 2006 đến 2015, mười quốc gia đông dân nhất trong khu vực tạo ra khoảng 135 triệu việc làm mới - nghe có vẻ rất nhiều, nhưng thực tế không hẳn vậy, vì lực lượng lao động - số lượng người từ 16 đến 65 tuổi - đã tăng đến 245 triệu người trong cùng thời kỳ.

Nói cách khác, châu Á đã không tạo đủ việc làm kịp với tốc độ tăng trưởng dân số. Thiếu hụt việc làm cao nhất là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan, khi thiếu tương ứng 79 triệu, 23 triệu và 9 triệu công việc. Diễn biến này chắc chắn làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu việc làm và gây ra sự cạnh tranh gay gắt.

Cuộc khủng hoảng thị trường lao động ở châu Á không chỉ là vấn đề về thiếu việc làm; nhiều việc làm cũng khó có thể được trả đủ để theo kịp sự leo thang của chi phí sinh hoạt. Tại Ấn Độ, mức lương tối thiểu đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006, nhưng giá tiêu dùng cũng vậy. Ở Indonesia, tiền lương hàng tháng đã tăng 85% kể từ năm 2006, thì giá tiêu dùng cũng tăng 65%. Tỷ lệ này tại Philippines tương ứng là 71%-49%, và tại Hàn Quốc là 47% - 28%.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ SCMP & Snewsi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Return to top