ClockThứ Tư, 22/03/2017 15:35

LHQ: Cần công nhận nước thải là một nguồn tài nguyên

TTH.VN - "Nước thải là một nguồn tài nguyên có giá trị ... Chúng ta cần chấm dứt việc coi đó là một gánh nặng phải giải quyết. Không nên coi đó là chất thải, nhất là trong một thế giới khan hiếm nước như hiện nay", Liên Hiệp quốc (LHQ) kêu gọi.

Bộ trưởng Nông nghiệp G20 tìm cách bảo vệ nguồn nướcSingapore biến nước thải thành nước uốngLHQ: La Nina làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở SomaliaHơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩnMalaysia đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng về nguồn nướcTrung Quốc chi 65 tỷ USD để cải thiện nguồn nước

Nước thải có thể được xử lý để tái sử dụng trong nông nghiệp. Ảnh: Nature

Nước thải từ các hộ gia đình, các ngành công nghiệp và nông nghiệp không phải là một vấn đề mà là một nguồn tài nguyên có giá trị, giúp đáp ứng nhu cầu về nước, năng lượng và chất dinh dưỡng trong bối cảnh dân số toàn cầu đang ngày càng tăng lên, một chuyên gia về nước của LHQ nói.

Theo Báo cáo Phát triển Nước Thế giới năm 2017 của LHQ, trên toàn cầu có hơn 80% lượng nước thải được thải ra sông hồ mà không qua xử lý, từ đó gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh.

Ô nhiễm không khí từ chất thải của con người và động vật hoang dã ảnh hưởng đến gần 1/3 số sông ngòi ở Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Phi, khiến cho hàng triệu người phải sống trong môi trường độc hại.

Ông Richard Connor - trưởng nhóm tác giả biên soạn báo cáo trên cho biết, nước thải chứa các chất dinh dưỡng như photpho và nitrat có thể biến thành phân bón. Bùn được xử lý có thể biến thành khí biogas, được dùng để cấp điện cho các nhà máy xử lý nước thải hoặc được bán trên thị trường, ông nói thêm. Do đó, ông Connor cho rằng, nước thải tự nó là một nguồn tài nguyên có giá trị.

Trong khi đó, ông Perugia nhấn mạnh rằng, "chúng ta cần chấm dứt việc xem nước thải như một gánh nặng phải giải quyết. Không nên coi đó là chất thải, nhất là trong một thế giới khan hiếm nước như hiện nay.

Với dân số thế giới dự kiến ​​sẽ tăng 1/3 lên hơn 9 tỷ người vào năm 2050, thế giới sẽ cần thêm 55% nước và 70% năng lượng, số liệu từ LHQ cho thấy. Đồng thời, tăng trưởng dân số cũng dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về lương thực đến 70%, gây áp lực lớn lên nguồn nước thông qua việc sử dụng trong nông nghiệp - nguồn tiêu thụ nước lớn nhất.

Nước thải gia tăng là một trong những thách thức lớn nhất liên quan đến sự phát triển của các khu định cư phi chính thức ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng ở các nước đang phát triển, báo cáo chỉ rõ.

Ông Connor cho biết một trong các giải pháp cho các chính phủ là đầu tư vào các hệ thống xử lý nhỏ hơn và phân cấp, với chi phí một phần từ các nhà máy thông thường và không cần bảo trì.

Ông cũng nói thêm rằng, không phải tất cả nước thải ra đều cần phải được xử lý theo quy chuẩn chất lượng nước uống mà chỉ cần đến mức độ an toàn khi sử dụng cho các ngành công nghiệp, đô thị, nông nghiệp hoặc để làm mát trong các nhà máy điện.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

TIN MỚI

Return to top