ClockThứ Tư, 05/10/2016 14:26

LHQ nhấn mạnh vai trò của thương mại trong an ninh lương thực

TTH.VN - Giá cả thực phẩm giảm có thể ngăn cản nỗ lực quốc tế để xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực, trừ khi có các biện pháp đảm bảo thu nhập và sinh kế cho những nhà sản xuất quy mô nhỏ, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) ngày 4/10.

UNICEF báo động “thảm họa” mất an ninh lương thực ở Nam SudanTổng thống Obama ký đạo luật thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầuFAO: Hạn hán và xung đột làm trầm trọng thêm tình hình lương thực toàn cầuFAO kêu gọi phát triển bền vững hướng đến dinh dưỡng tốt hơn

Thực phẩm được bày bán tại một khu chợ ở thành phố Boulder, bang Colorado, Mỹ. Ảnh: FAO

"Giá thực phẩm thấp làm giảm thu nhập của nông dân, nhất là gia đình nông dân nghèo, những nhà sản xuất lương thực ở các nước đang phát triển. Sự sụt giảm của dòng chảy tiền mặt vào các cộng đồng nông thôn này cũng làm giảm số lượng các khoản đầu tư mới vào sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ", Tổng giám đốc FAO, ông José Graziano da Silva nhận định trong một cuộc họp cấp cao về giá cả hàng hóa nông nghiệp ở thủ đô Rome, Italy.

Bên cạnh đó, ông José Graziano da Silva cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét việc giá cả hàng hóa nông nghiệp sụt giảm, trong bối cảnh thế giới đang thực hiện những nỗ lực để đạt được các mục tiêu trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030.

Trong một động thái liên quan, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevêdo nói rằng, thương mại đem lại cơ hội tham gia thị trường toàn cầu cho các nhà sản xuất và giúp họ tạo động lực để đầu tư và đổi mới.

Những "quyết định lịch sử" mà các thành viên WTO đạt được tại Nairobi hồi tháng 12/2015 giúp loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, "tạo sân chơi trong thị trường nông nghiệp, vì lợi ích của nông dân và các nhà xuất khẩu ở những nước đang và kém phát triển nhất", ông Azevedo khẳng định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News & Lexiconoffood)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top