ClockThứ Sáu, 03/06/2016 14:19

FAO: Hạn hán và xung đột làm trầm trọng thêm tình hình lương thực toàn cầu

TTH.VN - Hạn hán liên quan đến El Niño và xung đột dân sự đã đẩy số lượng các quốc gia hiện cần đến hỗ trợ lương thực từ bên ngoài tăng từ 34 lên 37 nước trong tháng 3 vừa qua, một báo cáo mới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy.

El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6Dự báo: Hiện tượng thời tiết La Nina sẽ xuất hiện trong vài tháng tớiLHQ: Cần hành động quốc tế để đối phó với ảnh hưởng của El NinoSau El Nino, có nguy cơ La Nina sẽ tấn công châu ÁEl Nino có thể làm giảm tới 70% năng suất lúa

Hạn hán ở Afghanistan. Ảnh: FAO

Theo báo cáo mới về Triển vọng Cây trồng và Tình hình Lương thực, Papua New Guinea, Haiti và Nigeria là 3 quốc gia mới trong danh sách các nước cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài để nuôi sống người dân và cộng đồng người tị nạn đang sống trong đất nước.

Ở Haiti, sản lượng ngũ cốc và tinh bột rễ trong năm 2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chủ yếu do hiện tượng El Niño – khiến tình trạng hạn hán trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở vành đai Trung Mỹ. Khoảng 3,6 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số, đối mặt với cảnh mất an toàn thực phẩm, gần một nửa trong số đó rơi vào tình trạng nghiêm trọng, trong khi ít nhất 200.000 người đang ở trong tình huống khẩn cấp về thực phẩm, FAO cho biết.

Ở Nam Phi, El Nino đã tác động đáng kể đến tình hình an ninh lương thực và sản lượng ngũ cốc thu hoạch được trong năm 2016 hiện dự đoán sẽ giảm 26% so với năm trước đây, gây ra một sự gia tăng đáng kể trong giá ngô và các yêu cầu nhập khẩu trong đến năm tiếp theo, báo cáo chỉ rõ.

Hạn hán kéo dài ở Papua New Guinea trong năm qua cùng với những trận mưa lớn và lũ lụt cục bộ hồi đầu năm 2016, đã ảnh hưởng đến khoảng 2,7 triệu người. Sản lượng ngũ cốc ở khu vực cao nguyên dự kiến ​​sẽ thiếu hụt nghiêm trọng, trong khi thu hoạch ở vùng lân cận Timor-Leste dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp.

Sau khi El Nino kết thúc, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) dự báo đến 65% nó sẽ kéo theo hiện tượng La Niña, thường gây nên tình trạng mưa lớn - có khả năng mang lại lợi ích cho đất khô nhưng cũng đặt ra nguy cơ lũ lụt, báo cáo cho biết.

Xung đột khiến an ninh lương thực càng thêm tồi tệ

Báo cáo cũng cho thấy rằng, các cuộc xung đột dân sự và sự di tản đã khiến tình hình an ninh lương thực trở nên tồi tệ hơn ở 12 trong số 28 quốc gia trong danh sách theo dõi.

Khoảng 13,5 triệu người ở Syria đang cần hỗ trợ nhân đạo, với khối lượng ngày càng tăng. Vụ mùa năm nay được dự báo sẽ giảm khoảng 9%, do lượng mưa không đều ở các vùng trên cả nước, kết hợp với sự thiếu đầu vào và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, theo FAO.

Báo cáo mới cũng cho biết, Nigeria vừa có tên trong danh sách các nước cần trợ giúp bên ngoài, là do sự dịch chuyển nội bộ với quy mô lớn của người dân, bắt nguồn từ cuộc xung đột đang diễn ra ở các huyện phía Bắc, dẫn đến con số ngày càng tăng  những người tị nạn và tình trạng mất an ninh lương thực ở nước láng giềng Cameroon, Chad và Niger. Theo ước tính, khoảng 3,4 triệu người ở Nigeria, chủ yếu là ở các bang Borno và Yobe, cần được hỗ trợ lương thực.

Tại Yemen, nơi có hơn 14,4 triệu người được đang đối mặt với nguy cơ mất an toàn thực phẩm, một nửa trong số đó ở trong tình trạng nghiêm trọng, FAO cảnh báo

Tố Quyên (Lược dịch từ FAO & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Return to top