ClockThứ Hai, 17/10/2016 06:14

LHQ: Nông nghiệp cần chuyển đổi thích ứng với sự biến đổi khí hậu

TTH.VN - Đánh dấu Ngày Lương thực Thế giới năm 2016 vào hôm qua (16/10), Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhấn mạnh đến mối liên kết chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững, thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, với thông điệp: "Khí hậu đang thay đổi. Thực phẩm và nông nghiệp cũng phải thay đổi".

Mô hình trồng rau bằng năng lượng mặt trời chuyển hóa ở New Zealand. Ảnh: UN

"Khi dân số toàn cầu tăng, chúng ta sẽ cần phải đáp ứng một nhu cầu ngày càng tăng về lương thực", Tổng thư ký Ban Ki-moon phát biểu. "Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, với nhiệt độ cao kỷ lục, nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt thường xuyên  và nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và khả năng sản xuất lượng thực phẩm chúng ta cần", ông nói thêm.

Ông Ban đã chỉ ra rằng những người dễ bị tổn thương nhất là những người nghèo nhất, khi 70% trong số đó phụ thuộc vào nông nghiệp tự cung tự cấp, câu cá hoặc chăn nuôi súc vật để kiếm thu nhập và lương thực.

"Nếu không có hành động phối hợp, hàng triệu người có thể rơi vào nghèo đói, đe dọa làm đảo ngược những thành tựu rất khó khăn mới đạt được và đặt khả năng thực hiện được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào nguy hiểm".

Để tăng cường an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu, các nước phải giải quyết vấn đề lương thực và nông nghiệp ngay trong các kế hoạch hành động về khí hậu của mình - Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết.

Theo ông, các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm phải trở nên bền bỉ hơn, năng suất cao, toàn diện và bền vững.

"Để tăng cường an ninh lương thực trong một khí hậu thay đổi," ông tiếp tục "các quốc gia phải giải quyết các vấn đề lương thực và nông nghiệp trong kế hoạch hành động khí hậu và đầu tư nhiều hơn vào phát triển nông thôn".

Tổng thư ký giải thích rằng các khoản đầu tư có mục tiêu trong các lĩnh vực này sẽ xây dựng khả năng phục hồi và tăng thu nhập và năng suất của những hộ nông dân nhỏ lẻ - giúp hàng triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo. "Họ sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ sức khỏe, phúc lợi của các hệ sinh thái và tất cả những người phụ thuộc vào chúng, ông Bannhấn mạnh .

Tháng tới, Hiệp định Paris lịch sử về biến đổi khí hậu sẽ có hiệu lực – một bước tiến cần thiết cho các nỗ lực toàn cầu để giảm lượng khí thải khí nhà kính, giới hạn mức tăng nhiệt độ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững tương thích với sự biến đổi khí hậu .

"Nhân Ngày Lương thực Thế giới này, tôi kêu gọi tất cả các chính phủ và các đối tác của họ có một cách tiếp cận toàn diện, hợp tác và thích hợp với sự thay đổi khí hậu, an ninh lương thực và phát triển xã hội và kinh tế công bằng," ông Ban nhấn mạnh.

"Hạnh phúc của thế hệ này và những thế hệ tới phụ thuộc vào hành động của chúng ta bây giờ. Chỉ bằng cách làm việc với quan hệ hợp tác, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu vwf một thế giới không có đói nghèo, nơi mà tất cả mọi người có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng", ông kết luận.

 Tố Quyên (Lược dịch từ UN & Climax)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

TIN MỚI

Return to top