ClockThứ Hai, 19/09/2016 06:15

Mỹ kêu gọi Bắc Triều Tiên bắt đầu “đàm phán nghiêm túc”

TTH.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày hôm qua (18/9) lên tiếng kêu gọi Bắc Triều Tiên đóng băng chương trình hạt nhân của mình như là bước đi đầu tiên hướng tới việc khởi động các cuộc đàm phán nghiêm túc với Hoa Kỳ và thế giới về tương lai của đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc họp ba bên tại New York với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yun Byung-se của Hàn Quốc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Fumio Kishida của Nhật Bản. Ảnh: AP

Phát biểu trong một cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và người đồng cấp Hàn Quốc, Ngoại trưởng Kerry nói rằng, Hoa Kỳ "rất quan tâm" đến việc bảo vệ lẫn nhau và để "đẩy lùi các hành vi liều lĩnh khiêu khích," của Bắc Triều Tiên.

Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng để thảo luận về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, chấm dứt việc cô lập Bắc Triều Tiên và giúp phát triển kinh tế nếu nước này đồng ý phi hạt nhân hóa, ông nói.

"Sự cần thiết trước mắt là Bắc Triều Tiên cần đóng băng những chương trình đang có, đồng ý đóng băng và không tham gia vào bất kỳ hành động khiêu khích nào hơn nữa, không tham gia thêm vào các vụ thử nghiệm, nhất là nhằm quy tụ các nước lại với nhau và bắt đầu một cuộc đàm phán nghiêm túc về tương lai của đất nước", Ngoại trưởng Kerry nói rõ.

Trong tháng 9 này, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 và là vụ thử lớn nhất của nước này, sau một loạt các vụ phóng tên lửa, vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đã ban hành trước đó, cấm Bình Nhưỡng phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa.

Trung Quốc, quốc gia đồng minh của Bình Nhưỡng, đang bị thúc giục tái khởi động các cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể liên quan đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top