ClockThứ Ba, 31/07/2018 13:55

Mỹ, Nhật, Australia thúc đẩy cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TTH.VN - Australia và Nhật Bản vừa hợp tác với Mỹ trong một nỗ lực nhằm đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình DươngVai trò của hợp tác Mekong – Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình DươngThủ tướng Úc kêu gọi sự hợp tác của các nước trong khu vực

Sự hợp tác tập trung vào cơ sở hạ tầng đối với năng lượng, giao thông, du lịch và công nghệ. Ảnh: Reuters

"Mỹ, Nhật Bản và Australia vừa thiết lập một quan hệ đối tác ba bên để huy động vốn đầu tư vào các dự án giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra cơ hội và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, bao trùm và thịnh vượng", Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) của Mỹ và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho biết trong một tuyên bố.

Theo đó, các khoản đầu tư sẽ bao gồm cơ sở hạ tầng năng lượng, giao thông, du lịch và công nghệ, nhằm mục đích thu hút vốn tư nhân cho các dự án.

Trước đó vào ngày 30/7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo công bố 113 triệu USD cho các sáng kiến ​​công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng mới ở khu vực châu Á mới nổi, trong một bài phát biểu xác định khía cạnh kinh tế của Chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Australia gần đây cũng đẩy mạnh sự tham gia ở khu vực Thái Bình Dương, với việc phân bổ gói ngân sách viện trợ lớn nhất của quốc gia này; trong khi Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh ngoại giao trong khu vực, gần đây là việc mở cửa một đại sứ quán tại thủ đô Port Vila của Vanuatu.

Trong một động thái liên quan, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày hôm nay (31/7) nhận định: "Quan hệ đối tác ba bên này cho thấy, cần có thêm sự hỗ trợ để tăng cường hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Hồi tháng 2 năm nay, bà Bishop cho hay, Mỹ, Nhật Bản, Australia, cùng với Ấn Độ đã thảo luận về những cơ hội để giải quyết "nhu cầu khổng lồ về cơ sở hạ tầng" trong khu vực, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất, cũng như nghèo nhất trên thế giới.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top