ClockThứ Tư, 27/07/2016 08:30

Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông

Trong khuôn khổ các cuộc họp với đại diện Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 26/7 khẳng định Washington sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông như nước này vẫn làm để đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
 
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice (Ảnh: Reuters)
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice (Ảnh: Reuters)

Theo AFP, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cùng các quan chức cấp cao của Mỹ đang có chuyến thăm tới thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Mục đích bà Rice tới thăm Trung Quốc lần này là để chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống Barack Obama dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hàng Châu vào tháng 9 tới.

Tại các cuộc họp với các quan chức quân sự và ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, bà Rice khẳng định những hoạt động tuần tra của Mỹ tại Biển Đông là “hợp pháp” và Washington sẽ vẫn “tiếp tục tiến hành” các hoạt động này.

Mỹ từ trước tới nay luôn giữ vững lập trường rằng các cuộc tuần tra tại Biển Đông là cách thức để Washington đảm bảo tự do hàng hải và hàng không tại vùng biển tranh chấp này. Trong nhiều tháng gần đây, Mỹ thường xuyên điều tàu hải quân tới gần các đảo và bãi đá ngầm mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, các hoạt động này của Washington đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía Bắc Kinh.

Bà Rice gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/7 (Ảnh: Reuters)

Bà Rice gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/7 (Ảnh: Reuters)

Bà Rice là một trong những quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Trung Quốc từ sau khi Tòa trọng tài thường trực theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan tới yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh tại Biển Đông. Theo đó, tòa đã tuyên bố bác bỏ yêu sách phi lý này của Bắc Kinh.

Cũng liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM 49) đang diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng người đồng cấp Australia và Nhật Bản đã cùng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.

Các Ngoại trưởng kêu gọi các bên đang có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông kiềm chế không tiến hành các hoạt động bồi đắp quy mô lớn và xây dựng các căn cứ trên biển với mục đích quân sự. Ngoài ra, Ngoại trưởng Kerry cũng hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài. Đáp lại lời đề nghị từ Ngoại trưởng các nước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh rằng nước này phản đối phán quyết của tòa và sẽ không thực thi bất kỳ phán quyết nào.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

TIN MỚI

Return to top