ClockThứ Năm, 25/07/2019 20:23

Mỹ và Trung Quốc cần thiết lập thỏa thuận thương mại càng sớm càng tốt

TTH - Tờ CNA ngày 25/7 đưa tin, với cuộc gặp gỡ sắp diễn ra giữa Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, vòng đàm phán thương mại thứ 12 giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào trước cuối tháng bảy.

Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện

Căng thẳng thương mại kéo dài không có lợi cho kinh tế Mỹ, Trung Quốc và cả kinh tế thế giới. Ảnh: Lowy Institute

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, thời gian hiện đang rất gấp gáp. Do đó, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đang rất cần một thỏa thuận và điều này cần được triển khai thực hiện càng sớm càng tốt.

Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump hiểu rằng với thỏa thuận được thiết lập, Trung Quốc sẽ mua một lượng hàng trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD từ Mỹ. Khác với việc cắt giảm thuế doanh nghiệp vào năm 2017, điều này sẽ là chiến thắng về chính sách lớn nhất mà ông Donald Trump đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Trái lại, nếu không có thỏa thuận, người tiêu dùng Mỹ sẽ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gia hạn mức thuế 25% lên số hàng hóa còn lại trị giá 325 tỷ USD của Trung Quốc, như vậy các mặt hàng gia dụng sẽ có giá cao hơn. Cùng lúc, nông dân Mỹ sẽ một lần nữa gánh thiệt thòi do giảm xuất khẩu sang Trung Quốc.

Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần một thỏa thuận không chỉ vì thuế quan của Mỹ tác động rất lớn đến xuất khẩu của Trung Quốc, mà còn bởi ông hiểu rằng, nếu căng thẳng và tranh cãi giữa hai nước ngày càng kéo dài, các nhà sản xuất cho thị trường Mỹ đặt tại Trung Quốc sẽ mau chóng chuyển sang các địa điểm mới như Việt Nam và Malaysia.

Nhìn chung, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều biết rằng, tình hình căng thẳng thương mại như hiện nay là không có lợi cho cả hai bên. Điều này được thể hiện rõ nhất trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ chứng kiến mức giảm 12% so với năm ngoái. Thậm chí xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc giảm đến 19%. Thâm hụt thương mại song phương của Mỹ và Trung Quốc từ đó tăng lên đáng lo ngại.

Tóm lại, nếu cơ hội thiết lập thỏa thuận này bị bỏ qua, sẽ còn rất lâu nữa để cơ hội thỏa thuận mới xuất hiện. Cho đến lúc đó, nhiều khả năng tình hình chiến tranh thương mại sẽ khó giải quyết hơn nhiều. Tác động đến nền kinh tế toàn cầu cũng gây nên tổn hại sâu rộng hơn.

Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Osaka (Nhật Bản) hồi tháng 6 với sự tham gia của nhiều lãnh đạo quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được khuyến khích đạt được thỏa thuận thương mại, nếu không muốn nền kinh tế toàn cầu đối diện với con dốc đi xuống. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhận định vấn đề là mối đe dọa với tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu. Do đó, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 cùng nhau hợp tác để xoa dịu căng thẳng thương mại và căng thẳng chính trị.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top