Người dân Mỹ biểu tình chống biến đổi khí hậu. Ảnh: WP
Giữa sự bấp bênh về việc liệu chính quyền Washington có rút khỏi hiệp ước toàn cầu về chống biến đổi khí hậu hay không, nhiều người đang ngày càng đặt hy vọng vào thành phố để giảm sự nóng lên toàn cầu do phát thải khí nhà kính.
Tháng trước, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết sẽ cân nhắc về việc có nên rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris không, và ông đã bổ nhiệm 2 đại biểu là những người “hoài nghi với vấn đề khí hậu” vào những vị trí chủ chốt trong chính quyền của mình.
Dưới đây là 5 thành phố ở Mỹ đã để lại dấu ấn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong suốt năm nay:
1. Portland, Oregon
Trong năm 2016, Portland gây tiếng vang khi kêu gọi chính quyền thành phố đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang sạch năng lượng.
Hồi đầu tháng này, thành phố Bờ Tây của gần 600.000 dân này cho biết, đây là nơi đầu tiên trên cả nước Mỹ cấm xây mới các cơ sở trữ nhiên liệu hóa thạch với số lượng lớn trên lãnh thổ của mình.
"Hơn bao giờ hết ... tiếng nói của cộng đồng địa phương rất cần thiết, bởi vì những rủi ro của việc không có hành động chống biến đổi khí hậu là quá nghiêm trọng," Thị trưởng Portland - ông Charlie ales cho biết sau khi áp dụng các quy định mới nghiêm cấm việc xây dựng các cơ sở lưu trữ nhiên liệu hóa thạch lớn hơn hai triệu gallon.
2. Burlington, Vermont
Trung tâm đô thị lớn nhất ở bang Vermont trong năm nay đặt kế hoạch theo đuổi mục tiêu trở thành một thành phố chỉ tiêu thụ số năng lượng đúng với mức nó có thể tạo ra.
"Chúng tôi đang làm những việc mà các thành phố lớn hơn khác đôi khi thực sự còn chưa nghĩ tới," ông Neale Lunderville, một đại biểu trong chính quyền thành phố cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Burlington từng là một thị trấn sản xuất gồm 42.000 người, trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ chạy 100% năng lượng tái tạo vào năm 2014, bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
3. San Diego, California
Với dân số gần 1,4 triệu người, San Diego là thành phố lớn nhất của Mỹ trong năm 2016 này cam kết hoàn toàn sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Thị trưởng Kevin Faulconer của San Diego cam kết sẽ chi khoảng 130 triệu USD trong ngân sách 3,4 tỷ USD cho năm 2017 để tài trợ cho các dự án nhằm khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu, ví dụ như lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời và hệ thống đèn đường bằng năng lượng.
4. Cleveland, Ohio
Trong năm 2016, Cleveland nằm trên bờ hồ Erie đạt nhiều tiến bộ khi cài đặt hệ thống tua bin gió lấy năng lượng.
Là một phần trong dự án phá băng, 6 tuabin sẽ được lắp đặt từ 8 đến 10 dặm ngoài khơi bờ biển của Cleveland với mục đích đáp ứng khoảng 10% nhu cầu điện của khoảng 6.000 hộ gia đình.
Dự án trị giá 120 triệu USD, là sản phẩm trí tuệ của nhóm cộng đồng Cleveland Foundation, đã đươck khích lệ đáng kể khi hồi tháng 5/2016, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ công bố sẽ trao giải thưởng 40 triệu USD để giúp trang trải cho việc xây dựng các tua-bin gió vào năm 2018.
5. Baltimore, Maryland
Năm 2016, lần đầu tiên trên toàn quốc, Baltimore công bố sẽ đẩy mạnh các kế hoạch chuẩn bị đối phó thảm họa với các trung tâm lân cận để giúp cho những người dễ bị tổn thương nhất trong thảm họa, và kế hoạch khôi phục cho chính quyền thành phố.
Các trung tâm này sẽ được trang bị đầy đủ lượng điện dự phòng và nước sạch, Reuters cho biết.
Thành phố nằm bên bờ biển của hơn nửa triệu dân này đặc biệt dễ bị lũ lụt, mưa lớn và bão.
"Đây là một mô hình thú vị," ông Garrett Fitzgerald - một cố vấn về đô thị bền vững trong liên minh giữa Hoa Kỳ và các thành phố của Canada cho biết, nói thêm rằng, "mọi người cần một nơi mà họ có thể đi bộ đến, nơi họ biết, họ tin tưởng, và là nơi mà họ cảm thấy an toàn", ông nói.
Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)