ClockThứ Năm, 26/01/2017 10:09

Nam và Đông Nam châu Âu bị tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu

Nắng nóng, hạn hán sẽ trở nên dữ dội và thường xuyên hơn ở Nam và Đông Nam châu Âu do tác động của biến đổi khí hậu.

LHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Ngày 25/1, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết Nam và Đông Nam châu Âu sẽ đối mặt với những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu vì nắng nóng, hạn hán sẽ trở nên dữ dội và thường xuyên hơn.

nam va dong nam chau au bi tac dong tieu cuc nhat cua bien doi khi hau hinh 1
Nam và Đông Nam châu Âu bị tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu (Ảnh minh họa: KT)
 

Biến đổi khí hậu đang gây ra các trận lũ, hạn hán, bão, nắng nóng ngày càng trầm trọng và thường xuyên hơn trên khắp châu Âu do nhiệt độ trái đất liên tục tăng lên mức kỷ lục và hiện tượng băng tan chảy ở Bắc Cực.

Tuần trước các nhà khoa học thông báo, năm 2016 là năm thứ ba liên tiếp nhiệt độ trái đất tăng kỉ lục với nắng nóng chưa từng có ở Ấn Độ, băng tan chảy ở Bắc Cực. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại kinh tế tới 400 tỷ euro ở các nước châu Âu tính từ năm 1980 đến 2013 và là nguyên nhân gây ra 85.000 ca tử vong trong cùng thời gian này.

Theo báo cáo, tất cả các khu vực của châu Âu đều bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nhưng một số vùng sẽ bị tác động lớn hơn so với các vùng khác. Nam và Đông nam châu Âu trải qua nhiều đợt nắng nóng, lượng mưa và dòng chảy của sông giảm, làm tăng nguy cơ hạn hán, năng suất lương thực thấp, mất đa dạng sinh học và cháy rừng.

Các vùng ven biển và bãi sông ở Tây Âu cũng là các điểm nóng về biến đối khí hậu do đối mặt với nguy cơ lũ lụt vì nước biển dâng và khả năng gia tăng các trận bão. Mặc dù mực tăng nhiệt độ trong năm nay ít khả năng lập kỉ lục do hiện tượng El Nino giảm dần nhưng khí thải nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục tích tụ trong bầu khí quyển./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top