ClockThứ Năm, 04/10/2018 13:47

Nga hỗ trợ các nước ASEAN trong việc rà phá bom mìn nhân đạo

Các chuyên gia về bom mìn của Trung tâm rà phá bom mìn quốc tế sẽ hỗ trợ các nước ASEAN trong việc rà phá bom mìn nhân đạo.

Mỹ viện trợ 14,5 triệu USD để rà phá bom mìn ở LàoNew Zealand cam kết hỗ trợ 1 triệu USD làm sạch bom mìn ở ColombiaAnh tăng gấp 3 tài trợ cho chương trình rà phá bom mìnCựu chiến binh Việt - Mỹ bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh

Thông cáo phát đi từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ngày 3/10, tại Trung tâm Hội nghị-triển lãm Patriot, ngoại ô Moscow đã diễn ra phiên họp lần thứ 8 các chuyên viên nhóm làm việc của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác đối thoại "ADMM+" chuyên về  rà phá bom mìn nhân đạo. Các chuyên gia về bom mìn của Trung tâm rà phá bom mìn quốc tế thuộc Lực lượng vũ trang Nga sẽ hỗ trợ các nước ASEAN trong việc rà phá bom mìn nhân đạo.

Nga hỗ trợ các nước ASEAN trong việc rà phá bom mìn nhân đạo. Ảnh minh họa: Reuters.

Đại diện của 15 nước gồm Áo, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật bản, Lào, Malaysia, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tham gia phiên họp này. Các đại biểu sẽ trình bày báo cáo về tổ chức đào tạo các nhân viên quân sự để thực hiện nhiệm vụ tháo gỡ mìn nhân đạo.

Ngày 4/10, những người tham dự phiên họp sẽ được làm quen với các cơ sở vật chất và cơ sở đào tạo của Trung tâm rà phá bom mìn quốc tế thuộc Lực lượng vũ trang Nga, tham dự các bài tập thực hành với các công binh của đơn vị tháo gỡ mìn nhân đạo. Các chuyên gia của Trung tâm sẽ giới thiệu cho các vị khách những phương tiện tìm kiếm bom mìn và bảo vệ công binh hiện đại, bao gồm cả việc cung cấp bộ đội công binh thuộc lực lượng vũ trang Nga.

Trong năm sau, các chuyên gia của Trung tâm rà phá bom mìn quốc tế thuộc lực lượng vũ trang Nga sẽ tham gia huấn luyện chung các công binh của các nước thành viên ASEAN.

Vào tháng 10/2019 tại lãnh thổ của Indonesia sẽ diễn ra các cuộc huấn luyện chung của các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác đối thoại "ADMM+" trong lĩnh vực tháo gỡ mìn nhân đạo. Trung tướng Yuri Stavitsky, người đứng đầu về bộ đội công binh thuộc lực lượng vũ trang Nga, tại phiên họp lần thứ 8 đang diễn ra ở  ngoại ô Moscow cho biết, một đơn vị của Trung Trung tâm rà phá bom mìn quốc tế thuộc  lực lượng vũ trang Nga sẽ tham gia vào công tác huấn luyện chung này. Ông nhấn mạnh rằng, trong quá trình hoạt động chung, các công binh sẽ  tiến hành tháo gỡ mìn ở các khu vực dân cư, các vùng đồng bằng và miền núi, những địa điểm phức tạp về đường đi, tìm kiếm và phát hiện mìn và các đạn dược chưa nổ ở các loại cảnh quan khác nhau, trợ giúp y tế ban đầu cho những người bị thương.

Trung tướng Stavitsky nêu rõ các mục tiêu cơ bản của việc huấn luyện sắp tới bao gồm: mở rộng khả năng tương tác và hợp tác trong việc tháo gỡ mìn nhân đạo giữa các cơ quan quốc phòng và lực lượng vũ trang của các nước thành viên ASEAN, kiểm tra sự sẵn sàng của Lực lượng đặc nhiệm chung để hỗ trợ quốc gia bị ảnh hưởng và tăng sự tin tưởng, hiểu biết giữa các quốc gia trong khu vực.

Trong tháng 10 này, đơn vị thuộc Trung tâm rà phá bom mìn quốc tế của lực lượng vũ trang Nga sẽ được phái đến Lào để hỗ trợ quét sạch bom mìn của Mỹ còn sót lại trên mảnh đất này. Chuyến công tác của các chuyên viên Nga sẽ kéo dài từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm 2019.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top