ClockThứ Ba, 06/09/2016 14:17

Nga kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, “phá băng” quan hệ Nga-Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9, kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga để cải thiện quan hệ song phương.

Nga trấn an Mỹ về cuộc tập trận bất ngờ quy mô lớnNgoại trưởng Nga, Mỹ bắt tay bàn chuyện hợp tác trong vấn đề Syria

Lời kêu gọi được đưa ra sau cuộc hội đàm song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc gặp kéo dài hơn dự kiến này chưa thể giúp Nga và Mỹ tìm được thêm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề cùng quan tâm như khủng hoảng Syria hay xung đột ở Ukraine.

nga keu goi my do bo lenh trung phat, "pha bang" quan he nga-my hinh 0
Tổng thống Obama (trái) và người đồng cấp Putin nhóm họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AP
Trước đó, trả lời phóng viên đài NBC (Mỹ) của Mỹ bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ hai, tổ chức ở thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga ngày 3/9 vừa qua, Tổng thống Putin thừa nhận quan hệ Nga-Mỹ đang đóng băng. Tuy nhiên, ông Putin cho rằng đó “không phải lỗi của phía Nga”.

Trả lời báo giới sau cuộc gặp Tổng thống Mỹ Obama ngày 5/9, ông Putin nêu rõ, để khôi phục quan hệ với Nga, Mỹ cần thông qua các giải pháp, trong đó có dỡ bỏ trừng phạt và tìm kiếm các thỏa hiệp nhân nhượng. Đây là những lệnh trừng phạt mà Mỹ và đồng minh NATO cũng như phương Tây nói chung áp đặt để phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Theo hãng tin Sputnik của Nga, Tổng thống Putin gọi Mỹ là “đối tác chủ chốt” của Nga trong những vấn đề an ninh và tin rằng 2 bên đã “chạm đến sự hiểu biết lẫn nhau” trong một số vấn đề. Ông Putin bày tỏ mong muốn khôi phục tương tác với Mỹ dưới mọi hình thức và hy vọng Nga và Mỹ sẽ hoàn toàn bình thường hóa quan hệ song phương.

Tổng thống Putin cho biết: “Chủ đề các lệnh trừng phạt đã được chúng tôi đề cập bên lề hội nghị nhưng chưa có điều gì là cụ thể. Nhưng tôi không cho rằng có gì phải thảo luận về vấn đề này. Bởi việc áp đặt các lệnh trừng phạt không phải là sáng kiến của chúng tôi.

Tuy nhiên đây có thể là vấn đề thảo luận trong tương lai. Tôi hy vọng rằng việc thảo luận về các lệnh trừng phạt sẽ xảy ra vào một ngày nào đó và việc bình thường hóa quan hệ song phương toàn diện với Mỹ, một đối tác quan trọng của chúng tôi, cũng sẽ đến”.

Về phần mình, Tổng thống Obama cho rằng, cuộc thảo luận với ông Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 “mang tính xây dựng nhưng chưa trọn vẹn”: “Chúng tôi sẽ phải xem xét liệu chúng tôi có thể thực sự giải quyết được vấn đề này hay không trong khi thực tế Tổng thống Putin đề cập đến đàm phán và giải pháp cho cuộc xung đột nhưng vẫn xảy ra các cuộc đụng độ ở biên giới Nga và Ukraine”.

Về vấn đề Syria, Tổng thống Putin cho rằng, hiện còn quá sớm để nói về những chi tiết cụ thể song ông bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ trở thành hiện thực trong vài ngày tới. Ông Putin cũng khẳng định, sự hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, bao gồm ở Syria, sẽ có thúc đẩy rõ rệt.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố đã tiến hành đàm phán mang tính chất xây dựng với người đồng cấp Nga Putin nhằm thiết lập chế độ ngừng bắn ở Syria. Tuy nhiên ông Obama nhìn nhận giữa 2 nước vẫn còn “khoảng cách về sự tin cậy”. 

Cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này được cho là cơ hội cuối cùng để Nga và Mỹ tìm được tiếng nói chung trước khi Tổng thống Obama chính thức mãn nhiệm. Nhưng những động thái đưa ra sau hội đàm cho thấy lãnh đạo Nga–Mỹ vẫn chưa tìm ra được quan điểm chung để giải quyết các mâu thuẫn quốc tế./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top