ClockThứ Năm, 25/02/2016 16:09

Ngừng bắn Syria: Mỹ thận trọng, Nga tăng tốc

Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ thái độ thận trọng về lệnh ngừng bắn tại Syria trong khi Nga đã bắt tay đàm phán với một số phe đối lập.

Thỏa thuận ngừng bắn giúp Mỹ, Nga cô lập khủng bố ở SyriaUNICEF: Thỏa thuận ngừng bắn là cơ hội để Syria khôi phục đất nướcThỏa thuận ngừng bắn Syria có hiệu lực từ 27-2

Phát biểu với các phóng viên tại Washington, Tổng thống Obama chỉ rõ nếu đạt được tiến bộ tại Syria thì tiến trình chính trị nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm ở nước này càng có cơ sở. Do vậy, ông Obama nói: “Chúng tôi rất thận trọng về việc đưa ra những kỳ vọng trong vấn đề này”.

Mặc dù giới chức Mỹ đã đề xuất về một cuộc chuyển giao chính trị tại Damascus song Tổng thống Syria Bashar al-Assad không có dấu hiệu cho thấy ông ta sẽ từ bỏ quyển lực.

Tuy nhiên, chính phủ Syria đã chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn được công bố hôm 22-2 và qua cuộc điện đàm hôm 24-2, Tổng thống Assad nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin rằng chính phủ của ông sẵn sàng giúp thực thi thỏa thuận này.

Trẻ em chơi đùa ở Bosra al-Sham, Deraa, Syria ngày 23-2. Ảnh: REUTERS

Ông Putin và Assad cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Mặt trận Nusra và nhóm chiến binh khác.

Ngoài ông Assad, Tổng thống Putin cũng liên lạc với vua Ả Rập Saudi, Tổng thống Iran và Thủ tướng Israel qua điện thoại. Điện Kremlin mô tả các cuộc gọi này nhằm giải thích bản chất của thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ-Nga làm trung gian.

Bên cạnh đó, Nga ngày 24-2 cho biết nước này đã bắt đầu đàm phán về lệnh ngừng bắn với các nhóm đối lập tại 5 tỉnh, thành phố của Syria. Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong hai ngày qua, họ giảm đáng kể cường độ các cuộc không kích ở Syria tại khu vực mà các nhóm vũ trang bày tỏ sự sẵn sàng tham gia thỏa thuận ngừng bắn.

Theo phương tiện truyền thông nhà nước Nga, động thái giúp thực thi kế hoạch ngừng bắn là dấu hiệu cho thấy vị thế của Nga trên sân khấu thế giới, bác bỏ những gì được cho là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu để cô lập Moscow sau khủng hoảng Ukraine.

Về phần Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry cho biết ông đã trao đổi với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và phái đoàn của họ sẽ gặp nhau để bàn về thỏa thuận ngừng bắn theo kế hoạch. Liên Hiệp Quốc cho biết đã sẵn sàng cho một nỗ lực viện trợ khổng lồ nếu ngừng giao tranh.

Trong khi đó, Ủy ban Đàm phán cấp cao (HNC), tổ chức bao gồm các nhóm đối lập và vũ trang chống chính phủ Syria do Ả Rập Saudi hậu thuẫn, tuyên bố sẵn sàng tham gia một lệnh ngừng bắn "thử" trong vòng 2 tuần để thử độ nghiêm túc của các bên.

Tuy nhiên, HNC không đồng ý để Nga giám sát lệnh ngừng bắn cùng Mỹ bởi "Nga là bên tham gia xung đột trực tiếp".Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng lo ngại kế hoạch ngừng bắn có lợi cho Tổng thống Syria Assad.

Đối thủ của Ankara, nhánh vũ trang YPG của người Kurd tại Syria nói họ tuân theo thỏa thuận ngừng bắn của Mỹ - Nga song sẽ đáp trả nếu bị tấn công.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top