ClockThứ Năm, 10/05/2018 06:38

Nhà Trắng: Mỹ chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran

TTH.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, có lẽ vào đầu tuần tới, để đảm bảo nước này không phát triển vũ khí hạt nhân, Nhà Trắng cho biết, một ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút nước này khỏi thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Mỹ rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran, thị trường châu Á nhiều biến độngMỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders trong buổi họp báo ngày 9/5/2018. Ảnh: Reuters

Phát biểu trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết nước Mỹ "cam kết sẽ đảm bảo Iran không có vũ khí hạt nhân”. “Chúng ta sẽ tiếp tục gây áp lực tối đa, áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Iran. Tất cả các biện pháp trừng phạt được đưa ra trước đây sẽ được áp đặt trở lại và chúng tôi đang chuẩn bị đưa thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung, có thể vào đầu tuần tới”, bà Sanders nêu rõ.

Nhiều nước cam kết duy trì thoả thuận

Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận, gây lo ngại về một cuộc đối đầu mới với Tehran, các cường quốc thế giới ngày hôm qua (9/5) cam kết sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận mang tính bước ngoặt này để ngăn cản chương trình hạt nhân của Iran.

Theo Reuters, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani đã nhất trí sẽ cùng hướng tới việc tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân bất chấp quyết định của Mỹ.

Các bên khác, kể cả đối tác thương mại lớn là Trung Quốc, cũng hứa hẹn sẽ làm việc để giữ thoả thuận đi đúng hướng. Bắc Kinh khẳng định sẽ duy trì "trao đổi kinh tế và thương mại bình thường với Tehran" và "tiếp tục cố gắng để bảo vệ và thực hiện thỏa thuận".

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định, các quốc gia châu Âu tham gia ký kết thoả thuận hạt nhân Iran sẽ "làm mọi thứ" để đảm bảo các điều khoản của thỏa thuận vẫn được duy trì.

Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau thông báo của Mỹ, Tổng thư ký LHQ António Guterres cho biết ông "rất quan ngại" bởi quyết định này, và kêu gọi các bên còn lại bảo vệ thỏa thuận.

Theo đánh giá của các nhà phân tích, quyết định trên của Tổng thống Trump đã làm đảo lộn tình trạng ngoại giao khó khăn, làm xấu thêm tình hình bất ổn ở Trung Đông và đe dọa hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài trị giá hàng tỷ USD ở Iran. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, động thái này cũng sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực của Mỹ để đạt được một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về chương trình vũ khí tiên tiến của quốc gia này.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & CBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top