ClockThứ Năm, 16/08/2018 20:11

Nhật Bản chú trọng hỗ trợ phát triển cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

TTH - Với hơn 70% giá trị viện trợ được gửi đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, giới chức Nhật Bản đang từng bước thúc đẩy hợp tác kinh tế với khu vực này như một trong những ưu tiên ngoại giao chính của đất nước.

Nhật Bản: Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt mức cao kỷ lụcNhật Bản - Việt Nam hợp tác phát triển công nghiệp khí đốtNhật Bản, Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán về hợp tác thương mại vào tháng 9 tới

Phát triển Ấn Độ - Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên ngoại giao chính của Nhật Bản: Ảnh: Nikkei

Cùng với kế hoạch hỗ trợ Ấn Độ - Thái Bình Dương phát triển lớn mạnh, Nhật Bản cũng đang tìm cách chuyển trọng tâm chiến lược của mình từ “số lượng” sang “chất lượng”, trong đó tập trung vào những khu vực mà các doanh nghiệp nước này có thể dễ dàng tiếp cận thị trường. Cùng lúc, chính phủ Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch mở rộng hơn nữa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, với mục tiêu xây dựng sức ảnh hưởng đến Trung Đông và châu Phi, bên cạnh Đông Nam Á.

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên trang Nikkei News, Bộ ngoại giao Nhật Bản hiện đang có kế hoạch xây dựng ngân sách tài chính năm 2019 vào cuối tháng này. Trong đó 60% giá trị ngân sách dự tính sẽ sử dụng cho các khoản hỗ trợ phát triển – một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao nước này.

Trước đó, vào năm 2016, ngân sách viện trợ của Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, với hơn 70% các khoản chi phí hỗ trợ - tương đương 13,5 tỷ USD đã được chi cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc phù hợp với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” do thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất.  Xét về tiểu vùng, châu Á là khu vực nhận được khoản viện trợ lớn nhất vào khoảng 7 tỷ USD, bao gồm 1,8 tỷ USD được chi cho Ấn Độ, tiếp theo là Việt Nam 1,6 tỷ USD và Iraq 0,6 tỷ USD.

Cùng tham gia thực hiện kế hoạch với Nhật Bản là sự có mặt của Mỹ và Australia. Đây là thỏa thuận đã được bộ trưởng ngoại giao ba nước thống nhất tại một cuộc họp diễn ra tại Singapore hồi ngày 4/8 để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương....

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top