ClockThứ Hai, 24/09/2018 14:38

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là các quốc gia an toàn nhất để sinh con

TTH.VN - Mặc dù tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Á đã chứng kiến mức giảm đáng kể, song đến nay vẫn có rất nhiều quốc gia đang vật lộn để giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo khả năng sống khỏe mạnh cho các em nhỏ.

104 triệu thanh thiếu niên không thể đến trường do xung đột và thảm họaChỉ số bình đẳng giới: Khoảng trống dữ liệu vẫn còn lớnGần 6,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi tử vong vì nguyên nhân có thể phòng ngừa5 triệu trẻ em thiệt mạng do xung đột ở châu PhiAnh cấm bán nước tăng lực cho trẻ em

Bảng thống kê tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi tại các nước châu Á. Ảnh: Inquire

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ sống sót của trẻ em phụ thuộc vào quốc gia mà trẻ được sinh ra.

Cụ thể, trẻ em ở Nam Á phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao nhất trước khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi thứ 5, với Paskistan là quốc gia đặc biệt nghiêm trọng khi cứ 1.000 trẻ sẽ có đến 75 trường hợp tử vong sớm. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do trẻ em mắc bệnh viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, các nhà hoạch định chính sách kêu gọi chính phủ nước này cần tạo ra một sự thay đổi lớn trong phân bổ kinh phí cho ngành y tế để tăng cường chất lượng khám, chữa bệnh.

Trong cùng khu vực, Lào là quốc gia có tỷ lệ trẻ tử vong trước 5 tuổi cao thứ 2, vào khoảng dưới 63/1.000 trẻ. Theo sau đó là Malaysia 49/1.000 trẻ.

Xếp thứ 8 trong danh sách các nước có tỷ lệ trẻ tử vong cao trong khu vực, chính phủ Campuchia đã và đang nỗ lực hành động để đảm bảo sự sống cho trẻ. Kết quả đáng ghi nhận là số lượng trẻ em tử vong sớm đang ngày càng giảm.

Cũng theo WB, với 3/1.000 trường hợp tử vong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là các quốc gia an toàn nhất để sinh con.

Đan Lê (Lược dịch từ Inquire)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

TIN MỚI

Return to top