ClockThứ Hai, 22/04/2019 14:51

Nhiều sáng kiến giải quyết lãng phí thực phẩm ở ASEAN

TTH.VN - Theo thông tin mới nhất đăng tải trên tờ The ASEAN Post, hiện có một phần lớn người dân, bao gồm cả trẻ em Đông Nam Á đang phải đối mặt với nạn đói.

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng đe dọa sức khỏe nghiêm trọngChế độ ăn nghèo dinh dưỡng đe dọa sức khỏe nghiêm trọngBiến đổi khí hậu từ trong thực đơnNhật Bản nỗ lực giảm lãng phí thực phẩm

Thu gom thức ăn chưa qua sử dụng còn thừa tại các sự kiện, hoạt động được đưa ra bởi chương trình “A Blessing To Share”. Ảnh: The ASEAN Post

Song cùng lúc, mỗi ngày khu vực vẫn lãng phí rất nhiều thực phẩm. Hình ảnh nói lên một sự thật đáng buồn rằng trong cùng thời điểm, thế giới ngày nay chúng ta đang sống vẫn chứa đựng những sự việc hoàn toàn trái ngược nhau.

Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng và tính khẩn cấp trong việc ngay lập tức ngăn chặn, chấm dứt lãng phí thực phẩm, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã triển khai nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề này.

Malaysia

Vào tháng 12/2018, Phó Thủ tướng Wan Azizah Wan Ismail tuyên bố điều luật mới về lãng phí thực phẩm đã chính thức được ban hành. Nhờ vào điều luật này, vị Thủ tướng cho rằng xã hội Malaysia sẽ gián tiếp tăng cường nhận thức, từ đó hạn chế lãng phí thực phẩm.

Động thái được triển khai trong bối cảnh trung bình, một người Malaysia lãng phí gần 1kg thực phẩm/ngày.

Ngoài việc đưa ra lệnh cấm, nữ Phó Thủ tướng cũng cho biết chính phủ nước này đang xem xét áp dụng hình thức phạt tiền đối với những khách hàng có hành vi lãng phí thức ăn tại các nhà hàng, khách sạn.

Trong khi đó, Grub Cycle - một doanh nghiệp xã hội Malaysia đã và đang triển khai hình thức bán online thực phẩm dư thừa lấy từ các siêu thị. Ngoài ra, ngân hàng thức ăn Mutiara Food Bank đặt tại Penang cũng đang phân phối thực phẩm không bán hết cho các tổ chức từ thiện.

Singapore

Vào tháng 5/2018, Ủy ban chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm (FSC) đã cùng với  Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore thiết lập tiêu chuẩn đầu tiên áp dụng cho các nhà sản xuất thực phẩm để hạn chế chất thải thực phẩm. Với sự hỗ trợ của công nghệ mới, tiêu chuẩn được kỳ vọng sẽ tạo nên kết quả khả quan trong tiến trình nỗ lực giảm lãng phí thực phẩm của Singapore.

Cụ thể, tiêu chuẩn sẽ giúp hạn chế chất thải thực phẩm và cải thiện quá trình sản xuất thông qua việc sử dụng hiểu qua hơn nguồn thực phẩm trong chuỗi cung ứng.

Indonesia

Vào tháng 11/2017, người dân Indonesia đã bắt đầu chương trình mang tên “A Blessing To Share”. Trong đó, các tình nguyện viên sẽ thu thập, đóng gói thức ăn thừa vẫn còn dùng được từ các sự kiện, đặc biệt là đám cưới để phân phát cho những người có nhu cầu.

“Rất nhiều đám cưới ở Indonesia luôn dư thừa một lượng lớn thức ăn. Cùng lúc, có rất nhiều người bị đói. Vì vậy, chương trình được tạo ra để thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo”, Astrid Paramita – người sáng lập chương trình cho hay.

Kể từ ngày đầu thành lập, cho đến tháng 6/2018, báo cáo chỉ ra rằng khoảng 50 đám cưới đã chung tay tham gia cùng chương trình, với lượng thực phẩm thu được lên đến 1,6 tỷ tấn. Số thực phẩm nêu trên được thu thập thông qua một ngân hàng thực phẩm trung gian ở địa phương.

Thái Lan

Ngoài việc giải cứu thực phẩm dư thừa từ các doanh nghiệp và phân phát cho những cá nhân có nhu cầu, tổ chức từ thiện Sustenance (SOS) đã xây dựng thành công mối quan hệ với hơn 20 trang trại chế biến phân bón từ thực phẩm không sử dụng được để hỗ trợ người dân nguồn phân bón phục vụ trồng rau sạch. Ngoài ra, tổ chức cũng thiết lập nhiều tủ lạnh công cộng tại trung tâm thương mại The Commons để cùng cấp cho người dân nước này nguồn thực phẩm miễn phí....

Nhìn chung, đây chỉ là một số ít những quốc gia hăng hái tham gia vào cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm ở ASEAN. Giữa lúc vẫn còn rất nhiều việc cần triển khai thực hiện, sự tham gia tích cực của các quốc gia trong khu vực là một điều đáng quý cần duy trì và phát huy, độc giả Sheith Khidhir cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực

TIN MỚI

Return to top