ClockThứ Hai, 08/02/2016 09:02

Những tập tục Tết không phải ai cũng biết

Không phải quốc gia châu Á nào cũng đón Tết Bính Thân cùng thời điểm và cùng truyền thống. Dưới đây là những tập tục kỳ lạ ngày tết mà có lẽ ít người biết đến.

Tết Bính Thân của kiều bào tại NgaĐâu chỉ ở quê nhà!“Bánh Tết 12 giờ” của Việt Nam lên báo nước ngoài7 loại cây may mắn trong quan niệm Tết của người Trung QuốcTết Nguyên đán ấm cúng của người Việt tại Indonesia

Túi quà may mắn đầu năm

Túi quà may mắn đầu năm ở Nhật Bản Ảnh: luxuo.com
Túi quà may mắn đầu năm ở Nhật Bản Ảnh: luxuo.com

Trong ngày đầu năm mới ở Nhật Bản (ngày 1-1), các cửa hàng sẽ bán một loại túi quà may mắn (gọi là fukubukuro) như là một cách để thúc đẩy doanh số ngày lễ và cám ơn khách hàng. Điều thú vị là người mua sẽ không biết bên trong túi quà có gì dù những sản phẩm bên trong thường có giá trị cao hơn số tiền bỏ ra – từ 10 USD đến hàng trăm USD.

Món ăn 6 vị


Món Ugadi Pachadi. Ảnh: sailusfood.com

Món Ugadi Pachadi. Ảnh: sailusfood.com

Trong dịp năm mới Telugu ở miền Bắc Ấn Độ, người dân địa phương thường ăn món ugadi pachadi, gồm 6 vị: đắng, ngọt, cay, mặn, chua, nồng. Những vị này lần lượt đại diện cho 6 cảm xúc của cuộc sống: buồn, vui, giận, sợ hãi, ghê tởm và ngạc nhiên.

Ngày im lặng

Đường phố vắng tanh trong ngày Nyepi trên đảo Bali Ảnh: Jakarta Post
Đường phố vắng tanh trong ngày Nyepi trên đảo Bali Ảnh: Jakarta Post

Đảo Bali - Indonesia lúc nào cũng tấp nập du khách đến từ khắp thế giới. Tuy nhiên, vào ngày 6-3-2016 tới, người dân tại địa phương này sẽ đón năm mới bằng “Ngày im lặng” của người Hindu (tiếng địa phương gọi là Nyepi). Trong ngày này, sẽ không có chuyến bay nào đến vào rời khỏi sân bay quốc tế Ngurah Rai. Mọi người trên đảo được yêu cầu hạn chế các hoạt động thường nhật, ở lại trong nhà, không được dùng điện và đốt lửa.

Theo sau ngày Nyebi, người dân Bali tham gia lễ hội truyền thống có tên Omed-Omedan, hay còn gọi là lễ hội hôn, nơi các cặp “nam thanh nữ tú” hôn nhau ngoài đường phố trước khi được té nước.

Lễ hội té nước

Một du khách tham gia lễ hội té nước ở tỉnh Ayutthaya – Thái Lan Ảnh: Reuters
Một du khách tham gia lễ hội té nước ở tỉnh Ayutthaya – Thái Lan Ảnh: Reuters

 

Lễ hội té nước ở Yangon – Myanmar. Ảnh: International Herald Tribune
Lễ hội té nước ở Yangon – Myanmar. Ảnh: International Herald Tribune

Tại những nước Lào, Myanmar và Thái Lan, tết cổ truyền rơi vào tháng 4, thường là thời điểm nóng nhất trong năm nên rất lý tưởng cho các lễ hội té nước. Được gọi là Songkran ở Lào, Thái Lan và Thingyan ở Myanmar, lễ hội té nước thu hút đám đông tham gia, sử dụng tô, xô, súng nước và những thứ khác để làm ướt người khác, cũng như gột rửa bản thân khỏi những “tội lỗi” mắc phải.

Riêng ở Myanmar, những doanh nghiệp và cá nhân giàu có thường lập ra các đài phun nước (gọi là pandal) và những nơi này có thể dùng làm sân khấu nhảy múa, trình diễn âm nhạc…

Thi đấu bắn cung


Người dân Bhutan đón năm mới bằng cách tranh tài bắn cung. Ảnh: 123rf.com

Người dân Bhutan đón năm mới bằng cách tranh tài bắn cung. Ảnh: 123rf.com

Một trong những cách chào đón năm mới của người dân Bhutan là tổ chức thi đấu bắn cung, môn thể thao quốc gia. Những người tham gia mặc trang phục truyền thông nhưng được mang giày thể thao và sử dụng những cung tên hiện đại.

Làm bánh gạo

Một sự kiện làm bánh gạo tại TP Kamakura, tỉnh Kanazawa – Nhật Bản Ảnh: EPA
Một sự kiện làm bánh gạo tại TP Kamakura, tỉnh Kanazawa – Nhật Bản Ảnh: EPA

Một trong những sự kiện phổ biến nhất trong dịp tết ở Nhật là làm bánh gạo mochi bằng những phương pháp truyền thống. Gạo được ngâm nước qua đêm rồi được nấu và giã bằng chày (gọi là kine) trong cối đá (gọi là usu). Truyền thống này được tổ chức thường niên tại các cộng đồng người gốc Nhật ở Mỹ.

Tắm gia súc


Gia súc được tắm rửa trong dịp lễ Bohag Bihu. Ảnh: assaminfo.com

Gia súc được tắm rửa trong dịp lễ Bohag Bihu. Ảnh: assaminfo.com

Trong ngày đầu tiên của dịp lễ Bohag Bihu (hoặc Rongali Bihu) đón năm mới (thường rơi vào ngày 15-4) tại bang Assam - Ấn Độ, gia súc được đưa ra sông hoặc ao để tắm với thảo mộc rồi được thả ra để chúng tự do gặm cỏ trên bất kỳ cánh đồng nào. Đến cuối ngày, gia súc được đưa về chuồng, nơi chúng được cho ăn rau quả và bánh kẹo.

Lau chùi lâu đài

Lâu đài 400 năm tuổi ở TP Kumamoto Ảnh: NBC News
Lâu đài 400 năm tuổi ở TP Kumamoto Ảnh: NBC News

Trước thềm năm mới, TP Kumamoto ở miền Tây Nam Nhật Bản tiến hành nghi lễ lau chùi lâu đài 400 năm tuổi ở địa phương. Nam giới mặc trang phục samurai mời du khách và thành viên cộng đồng phủi bụi bằng những thân tre còn nguyên lá dài khoảng 7,3 mét. Trong dịp tết, lâu đài này mở cửa cho công chúng vào tham quan.

Không mua sách hoặc giày

Một số địa phương ở Trung Quốc kiêng cử mua giày và sách trong dịp tết Ảnh: THX
Một số địa phương ở Trung Quốc kiêng cử mua giày và sách trong dịp tết Ảnh: THX

Tại những địa phương nói tiếng Quảng Đông ở Trung Quốc, việc mua giày và sách trong dịp tết bị xem là không may mắn. Lý do là từ “giày” phát âm giống với từ “khó khăn” còn từ “sách” thì lại nghe giống từ “thất bại”.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

TIN MỚI

Mẫu hộp quà tết sang trọng in logo thương hiệu
Return to top