ClockChủ Nhật, 21/10/2018 21:12

Bùng nổ nhu cầu đi lại, Indonesia đầu tư 10 tỷ USD xây sân bay ven sông

TTH - Chính phủ Indonesia có kế hoạch xây dựng một sân bay mới bên ngoài Jakarta để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của giới doanh nhân và khách du lịch giữa bối cảnh nền kinh tế của đất nước này đang mở rộng.

IMF quyên góp ủng hộ các nạn nhân động đất, sóng thần tại IndonesiaIndonesia: Các trường học ở Palu mở cửa trở lạiLHQ kêu gọi 50,5 triệu USD cứu trợ “khẩn cấp” cho thiên tai ở Indonesia

Sân bay Soekarno-Hatta ở Jakarta thường xuyên bị quá tải do nhu cầu đi lại tăng cao. Ảnh: Nikkei

Dự án dự kiến tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD, trở thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất dưới thời chính phủ của Tổng thống Joko Widodo kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10/2014.

Cơ sở này sẽ được xây dựng trên khu đất khai hoang cách Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta 15 km về phía bắc, theo một kế hoạch dự thảo từ công ty quản lý sân bay của chính phủ Indonesia. Việc xây dựng có thể bắt đầu trong thập kỷ tới thông qua quan hệ đối tác công-tư.

Cùng với sân bay Soekarno-Hatta, cả hai kỳ vọng sẽ tạo ra cửa ngõ lớn nhất của khu vực ASEAN.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Yonhap, NHK & Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top