ClockThứ Năm, 29/03/2018 07:03

Phần Lan thử nghiệm mô hình giáo viên robot trong trường tiểu học

TTH.VN - Phần Lan đang tiến hành thử nghiệm mô hình robot giảng dạy ngoại ngữ tại một số trường học trên địa bàn thành phố Tampere, thuộc khu vực phía tây Nam nước này.

Nhật Bản sử dụng robot, lao động nữ và người cao tuổi để đối phó với khủng hoảng lao độngTự động hóa sản xuất ở Đông Âu: lợi ích và thách thứcSingapore: Sử dụng robot thiên nga giám sát chất lượng nướcĐức phát hiện bưu kiện khả nghi tại chợ Giáng sinhTrí thông minh nhân tạo sẽ tác động đến lĩnh vực y tế

Học sinh Phần Lan học ngoại ngữ với robot Elias. Ảnh: Jakarta Post

Được biết, Robot giảng dạy ngoại ngữ được thiết kế theo hình người với màn hình cảm ứng hiện đại, có khả năng hiểu, giao tiếp thành thạo 23 ngôn ngữ. Ngoài ra, các robot cũng được tích hợp phần mềm cho phép nghe và hiểu yêu cầu của học sinh, từ đó hình thành tâm lý thích thú và khuyến khích trẻ em học tập hiệu quả. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm này, các robot ở Hà Lan chỉ có thể sử dụng ba thứ tiếng bao gồm: tiếng Anh, Phần Lan, Đức.

Với cấu hình hiện đại, robot có thể nhận ra trình độ của từng học sinh và tự động điều chỉnh câu hỏi phù hợp với từng mức độ hiểu biết khác nhau. Thêm vào đó, thiết bị này cũng có thể đưa ra những phản hồi cho đội ngũ giáo viên về các vấn đề thường gặp trong quá trình học tập của trẻ.

Trong số các robot đang hoạt động giảng dạy, nổi bật nhất là Elias – robot giáo viên dạy ngoại ngữ. Elias cao khoảng 30cm, là một trong số những robot NAO có thể tương tác với con người được sản xuất, phát triển phần mềm bởi công ty Utelias. Ngoài ra, Phần Lan cũng đưa vào thử nghiệm Robot OVObot  dạy toán, cao 25cm, hình dạng giống cú và được sản xuất, phát triển bởi tập đoàn AI Robots Phần Lan.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakatar Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

Trong tình hình mưa lũ, các trường học ở vùng thấp trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt để “sống chung” vói điều kiện thời tiết.

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

TIN MỚI

Return to top