ClockChủ Nhật, 09/04/2017 15:03

Quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục căng thẳng vì Syria

Dù Ngoại trưởng Nga – Mỹ nhất trí tiếp tục xem xét giải quyết vấn đề Syria nhưng ít người hy vọng hai nước sẽ sớm có tiếng nói chung về Syria.

Quan hệ Nga - Mỹ còn lắm chông gaiNga tuyên bố sẽ khôi phục quan hệ với Mỹ theo nhịp độ phù hợpHợp tác quân sự Nga-Mỹ là cách duy nhất để đánh bại khủng bốTổng thống Mỹ Trump để ngỏ khả năng “có thêm hành động” với SyriaDầu tăng giá, USD giảm nhẹ khi Mỹ bắn tên lửa vào Syria

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua (8/4) đã có cuộc điện đàm nhằm giải quyết những căng thẳng giữa hai nước sau khi Mỹ tấn công một căn cứ không quân của chính quyền Syria bằng tên lửa. Trong một diễn biến mới nhất, nhà chức trách Mỹ cho biết sẽ không tiếp tục không kích Syria. 

Loạt tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ lao về phía Syria. (Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Lavrov đã nhấn mạnh rằng, việc Mỹ tấn công quân đội Syria chỉ có lợi cho các tổ chức cực đoan, đồng thời tạo ra “thêm những mối đe dọa đối với an ninh khu vực và toàn cầu”.

Ông Lavrov cũng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học và kêu gọi tiến hành điều tra “kỹ lưỡng, khách quan và chuyên nghiệp” vụ việc xảy ra tại tỉnh Idlib. Ông Lavrov tái khẳng định quan điểm của Nga rằng cáo buộc này là “không đúng với thực tế”.

Ngoại trưởng 2 nước cũng đã nhất trí tiếp tục xem xét giải quyết vấn đề Syria trong một cuộc gặp mặt riêng. Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson sẽ tới thủ đô Moscow của Nga vào tuần tới để thảo luận sâu hơn với giới chức Nga về tình hình Syria.

Mối quan hệ Nga- Mỹ vốn đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn sau khi Mỹ bắn 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu chiến vào căn cứ Sharyat ở tỉnh Homs của Syria, khiến căn cứ này gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Nga ngay lập tức đã kêu gọi một cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an để thảo luận về động thái mới nhất này của Mỹ. Cuộc họp sau đó đã biến thành một cuộc khẩu chiến giữa một bên là những nước ủng hộ cuộc không kích của Mỹ tại Syria và một bên là những nước phản đối hành động này.

Căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao khi Nga hôm qua (8/4) đã thông báo ngừng đường dây nóng với Bộ Quốc phòng Mỹ, vốn được thiết lập để tránh các cuộc đụng độ tại Syria.

Đường dây nóng quân sự Nga-Mỹ được thiết lập sau khi Nga can dự quân sự tại Syria hồi năm 2015 nhằm đảm bảo các máy bay của hai cường quốc đang tham chiến ở quốc gia Trung Đông này không đụng độ. Hai bên đã thiết lập được mối liên lạc hoạt động 24/24, xác định cơ chế phối hợp hành động, bao gồm cả việc hỗ trợ lẫn nhau khi xuất hiện tình huống khủng hoảng.

Cũng liên quan đến cuộc không kích của Mỹ tại Syria hôm 7/4 vừa qua, nhà chức trách Mỹ hôm qua (8/4) đã lên tiếng bác bỏ khả năng Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc không kích nhằm vào Chính phủ Syria.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Nhà trắng Sean Spicer nói: “Tổng thống Trump sẽ không chỉ thị các cuộc không kích tiếp theo tại Syria. Các vụ không kích của chúng tôi tại Syria hôm 7/4 vừa qua là một hành động mang tính quyết đoán, công bằng và hợp lý. Tổng thống Trump tin rằng, chính quyền Syria ít nhất cũng phải tuân thủ các thỏa thuận mà họ đã nhất trí trong đó có việc không sử dụng vũ khí hóa học”.

Trước đó, tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 7/4 vừa qua, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc Nikki Haley đã đe dọa có thêm hành động quân sự ở Syria sau vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào một căn cứ không quân tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
Return to top