ClockThứ Hai, 13/02/2017 21:51

Rút khỏi TPP có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương

TTH - Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ làm suy yếu vị thế kinh tế và chiến lược của nước này trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một viện nghiên cứu của nhà nước đặt tại Seoul cho biết.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP ngày 23/1/2017. Ảnh: SCMP

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sắc lệnh rút khỏi TPP - vốn được ký bởi người tiền nhiệm Barack Obama sau 7 năm đàm phán với 11 quốc gia. Theo đó, TPP hiện vẫn chưa được phê duyệt do sự rút lui của Mỹ.

Trong một báo cáo, Giáo sư Kang Seon-jou của Học viện Ngoại giao và An ninh Quốc gia Hàn Quốc (IFANS) nhận định rằng, “quyết định rút Mỹ khỏi TPP của Tổng thống Trump có thể mở đường cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thông qua Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP)”.

“Việc Mỹ rút khỏi TPP cũng đặt Trung Quốc vào lợi thế chiến lược trong khu vực châu Á... và có thể gửi đến các nước châu Á-Thái Bình Dương tín hiệu rằng Mỹ đang rút lui khỏi khu vực trong một thời điểm quan trọng - vốn có thể làm suy yếu vị thế kinh tế và chiến lược của Mỹ”, một giáo sư khác của IFANS cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, sự rút lui này dự kiến sẽ kích hoạt chủ nghĩa bảo hộ thương mại, kéo dài thời gian tăng trưởng chậm và làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Yonhap & Koreaherald)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết

Trong bất kỳ cuộc bầu cử người đứng đầu nào, kể cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, bất kỳ ứng cử viên nào được tuyên bố là người chiến thắng đều phải thực hiện cam kết của mình để giải quyết 5 lĩnh vực ảnh hưởng đến phúc lợi và tương lai của nền kinh tế.

Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết
Return to top