ClockThứ Hai, 23/10/2017 21:45

Singapore đứng đầu hệ thống hưu trí ở châu Á

TTH - Công ty tư vấn tài chính Mercer (Singapore) tuyên bố trong một thông cáo báo chí vào ngày 23/10 cho hay, hiện quốc gia này đang sở hữu hệ thống thu nhập hưu trí tốt nhất trong khu vực châu Á. Dự kiến hệ thống này sẽ càng phát triển vược bật trong thời gian tới.

 Trụ sở làm việc của tòa nhà CPF. Ảnh: CNA

Xét về phương diện đầy đủ, bền vững và toàn vẹn, chỉ số hưu trí Melbourne Mercer năm 2017 cho thấy, giá trị chỉ số của Singapore trong thời điểm hiện tại là 69,4 điểm, tăng 2,4 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Garry Hawkers, điều phối viên kinh doanh tài sản khu vực châu Á của Mercer, Singapore đạt được những kết quả vượt bậc thông qua nguồn quỹ tiết kiệm trung ương (CPF) là nhờ vào nhờ quá trình “ cung cấp linh hoạt cho các thành viên”.

Cụ thể, vào năm 2016, Chính phủ nước này đã triển khai kế hoạch đổi mới hệ thống bao gồm: cung cấp lượng tiền tối thiểu từ quỹ CPF cho những cá nhân nghèo nhất, linh hoạt hơn trong việc rút tiền hưu trí, tăng mức đóng góp nhất định và đảm bảo lãi suất hằng năm.

Cũng theo nhà điều phối Garry Hawkers, Singapore có thể tăng mức chỉ số giá trị tổng thể của hệ thống hưu trí bằng cách: giảm bớt rào cản đối với việc thành lập nhóm phê duyệt thuế cho người nghỉ hưu, đồng thời mở tài khoản CPF cho những cá nhân không lưu trú....

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Return to top