Vụ khủng bố cướp đi sinh mạng của 320 người và rất nhiều người khác bị thương. Ảnh: Yahoo Finance
Tờ CNA đưa tin, điều này sẽ giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế và thị trường tài chính của đất nước, buộc chính phủ Sri Lanka phải tìm kiếm sự trợ giúp từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Vào tháng trước, IMF đã gia hạn thời hạn trả khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD thêm 1 năm cho Sri Lanka đến 2020. Động thái được thực hiện nhằm giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước này.
Trước tình hình này, thậm chí nhiều khả năng IMF sẽ phải bơm thêm tiền cho Sri Lanka nếu đầu tư nước ngoài giảm.
Alex Holmes, nhà kinh tế ở Tổ chức tư vấn Capital Economics nhận định: “Nếu tăng trưởng của Sri Lanka chậm lại quá sâu và các giả định về thâm hụt ngân sách cần phải đánh giá lại, các nhà lãnh đạo và giới chuyên môn sẽ cần có một cuộc gặp gỡ để đàm phán về một lối sách khả thi hơn”.
Được biết, áp lực thị trường tài chính ban đầu của Sri Lanka đang bị dồn nén cực độ sau vụ tấn công khủng bố khủng khiếp vừa qua.
Tính đến thời điểm hiện tại, các biện pháp về chính sách, an ninh mang tính quyết định sẽ vô cùng cần thiết và quan trọng với chính phủ Sri Lanka, đặc biệt là đối với du lịch, lĩnh vực chiếm 5% GDP nước này. Cụ thể, du lịch mang lại nguồn ngoại tệ lớn thứ 3, sau kiều hối và xuất khẩu hàng may mặc. Chỉ tính riêng năm 2018, du lịch chiếm gần 4,4 tỷ USD trong tổng giá trị quốc nội của nước này.
Trong ngày giao dịch đầu tiên sau vụ khủng bố đẫm máu, chỉ số chứng khoảng của Sri Lanka đã giảm 2,6%, trong khi đồng Rupee vẫn tương đối ổn định do được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, với sự suy yếu mạnh mẽ trong doanh thu du lịch, nhiều khả năng đồng Rupee sẽ sớm suy yếu trong thời gian tới.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)