ClockThứ Hai, 22/04/2019 10:21

Thế giới lên án vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Sri Lanka

TTH.VN - Hơn 200 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương do một loạt vụ nổ xảy ra bên trong các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka hôm qua (21/4), khi các Kitô hữu tập trung lại để ăn mừng lễ Phục sinh. Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc António Guterres nói rằng ông "bị tổn thương bởi các cuộc tấn công khủng bố" và kêu gọi các thủ phạm "nhanh chóng được đưa ra công lý".

Nổ tại nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka: Số người chết tăng mạnhSri Lanka đối mặt với nhiều nguy cơ lở đất, số người thiệt mạng tăng lên 151

Khung cảnh hoang tàn bên trong một nhà thờ sau vụ đánh bom ngày 21/4 ở Sri Lanka. Ảnh: AFP

Theo các báo cáo, vụ tận công nhắm mục tiêu vào 3 nhà thờ tại các thành phố Batticaloa, Negombo, và thủ đô Colombo. Các khách sạn Shangri-La, Kingsbury, Cinnamon Grand và một khách sạn khác, tất cả đều ở thủ đô, cũng bị tấn công.

Cho đến nay, chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện các vụ đánh bom tự sát, nhưng cảnh sát đã bắt giữ bảy người liên quan đến vụ việc.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Guterres "bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân, người dân và Chính phủ Sri Lanka, và mong muốn những người bị thương sẽ phục hồi nhanh chóng", đồng thời đánh giá cao sự lãnh đạo của Chính phủ Sri Lanka và sự đoàn kết của người dân. Ông cũng khẳng định LHQ sẽ hỗ trợ và đoàn kết với người dân và Chính phủ Sri Lanka trong thời điểm khó khăn này.

Trong khi đó, Điều phối viên thường trú của LHQ tại quốc đảo này, nói rằng LHQ "lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công khủng khiếp được thực hiện chống lại thường dân và những người thờ phượng ... Xin chia buồn với các gia đình, nạn nhân, Chính phủ và người dân. Bà Hanaa Singer cũng kêu gọi người dân Sri Lanka đứng lên đoàn kết để đối mặt với cuộc tàn sát.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc Maria Fernanda Espinosa, cũng bày tỏ nỗi buồn sâu sắc của trong một chia sẻ trên mạng xã hội, nói rằng nói rằng sẽ luôn đồng hành với người dân Sri Lanka đang bị ảnh hưởng bởi những hành động bạo lực vô nghĩa.

Trong bài phát biểu Phục sinh bên ngoài nhà thờ St. Peter ở Rome, Đức Giáo hoàng Francis đã bày tỏ sự gần gũi của mình đối với cộng đồng Kitô giáo ở Sri Lanka và cảm xúc của ông đối với tất cả nạn nhân của các vụ bạo lực tàn nhẫn như vậy.

Cuộc nội chiến kéo dài 26 năm của Sri Lanka đã diễn ra giữa các lực lượng Chính phủ và phe ly khai ở phía bắc, kết thúc vào năm 2009 với sự thất bại của phiến quân, và từ sau đó chỉ xảy ra bạo lực lẻ tẻ.

Hòn đảo này là nơi sinh sống của khoảng 1,5 triệu Kitô hữu, đại đa số là Công giáo La Mã. Phần lớn người Singhalese theo đạo Phật (khoảng 70% dân số), và một số khác theo đạo Hindu và Hồi giáo.

Để đối phó với các vụ tấn công vào hôm qua (21/4), một lệnh giới nghiêm quốc gia đã được ban hành và các mạng truyền thông xã hội đã bị chặn.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top