Châu Á chịu tác động tương đối do chính sách thuế nhôm, thép của Mỹ. Ảnh: CNBC
Tuy nhiên, nhìn chung các công ty sản xuất thép quy mô nhỏ sẽ chịu mức ảnh hưởng nặng nề hơn so với những đơn vị lớn trong cùng khu vực, do Mỹ được xem là một trong những đối tác chính của các công ty cỡ nhỏ này. Cùng lúc đó, Nhật Bản sẽ là quốc gia chịu tác động nhẹ nhất sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký kết sắc lệnh áp đặt mức thuế 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với nhôm.
Cụ thể, các nhà phân tích hàng đầu của Monura là Cindy Park, Yoon Ki Kim và Yuji Matsumoto khẳng định: “Nhờ vào tác động của hàng loạt lệnh chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp được áp đặt trong suốt những năm vừa qua, Posco – đơn vị sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc đã cắt giảm tối đa số lượng sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng thép của tập đoàn này ở Mỹ ước tính chỉ chiếm khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Về phía Nhật Bản, các tác động trực tiếp có thể nhìn thấy cũng tương đối nhỏ, nhất là khi nước này chỉ xuất khẩu tổng cộng 1,8% sản lượng thép thô và 1,5% tổng số lượng sản phẩm thép sang thị trường Mỹ trong năm 2017.
Mặc dù tổng sản lượng xuất khẩu thấp, song theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt là nguồn nhập khẩu thép lớn thứ ba và thứ bảy của nước này. Ngoài ra, đây cũng là hai đối tác lớn nhất của Mỹ ở khu vực châu Á.
Trong một dữ liệu khác có liên quan, khi tiến hành so sánh với các đối tác thương mại khác của Mỹ, châu Á – khu vực sản xuất hơn 2/3 sản lượng thép thế giới sẽ chỉ chịu một tác động tương đối. Thêm vào đó, các tác động gây ra bởi mức thuế cứng này sẽ dễ dàng có thể quản lý và giải quyết triệt để do hầu hết các sản phẩm thép chỉ được sản xuất và buôn bán chủ yếu trong khu vực. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỉ số chứng khoán của châu Á vào thời điểm hiện tại, nhất là khi mức cổ phiếu của các nhà sản xuất nhôm, thép trong khu vực đều ghi nhận mức giao dịch cao hơn vào ngày 12/3 – mức phục hồi tích cực sau những tổn thất từ phiên giao dịch cuối cùng. Cụ thể, chỉ số TOPIX Iron & Steel tăng 1,54% vào giữa trưa, trong khi Nippon Steel và Sumitomo Metal cũng đồng loạt tăng 2,3% và JFE Holdings tăng 0,53%. Ngoài ra, chỉ số giá cổ phiếu của Posco và Hyundai Steel – hai tập đoàn sản xuất thép lớn nhất và nhì Hàn Quốc cũng chứng kiến mức tăng lần lượt vào khoảng 2,9% và 1,96%.
Là một phần trong các nỗ lực bảo vệ quyền lợi của các ngành công nghiệp và lực lượng lao động Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tiếp tục bảo vệ động thái của mình. Tuy nhiên, xét về cục diện chung, chính sách thuế mới vẫn tác động mạnh mẽ đến các nhà sản xuất, đồng thời tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ CNBC)