ClockThứ Tư, 01/05/2019 14:43

Thái Bình Dương: Thành lập quỹ tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu

TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Ireland ngày hôm nay (1/5) ký kết các thỏa thuận, nhằm thành lập Quỹ tín thác Ireland để xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu và thiên tai ở các tiểu quốc đảo đang phát triển (SIDs).

ASEAN thành lập Tổ chức bảo hiểm rủi ro thiên tai đầu tiên ở châu ÁNguy cơ thiên tai vượt quá khả năng phục hồi ở châu Á - Thái Bình DươngADB với chiến lược 2030 nhằm giải quyết thách thức ở châu Á – Thái Bình DươngChâu Á: Các nền kinh tế đang phát triển dễ bị tổn thương trước rủi ro thiên nhiên

Phó Chủ tịch ADB Ahmed M. Saeed (bên phải) và Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Ireland Ciarán Cannon tại buổi ký kết. Ảnh: ADB

Các Thỏa thuận được ký kết bởi Phó Chủ tịch ADB, ông Ahmed M. Saeed và Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Ireland, ông Ciarán Cannon.

Theo đó, quỹ tín thác cam kết chương trình ban đầu kéo dài trong 6 năm, với mức tài trợ trị giá 12 triệu euro (13,4 triệu USD) cho giai đoạn 2019-2024. Mức tài trợ cho nửa sau của năm 2019 sẽ là 1,5 triệu euro và ​​một số dự án được dự kiến có thể bắt đầu ngay trong năm nay. Quỹ tín thác sẽ chủ yếu hỗ trợ kỹ thuật và phát triển năng lực ở các tiểu quốc đảo đang phát triển.

Ông Ahmed M. Saeed cho hay: “ADB nhận ra rằng, các tiểu quốc đảo đang phát triển nằm trong số những quốc gia đối mặt với nguy cơ rủi ro tự nhiên và các tác động của biến đổi khí hậu cao nhất thế giới”.

“Chúng tôi rất vui mừng khi hợp tác với Chính phủ Ireland để thành lập quỹ tín thác này, giúp người dân trong khu vực cải thiện khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu thông qua những hoạt động, như tài trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các quốc gia lên kế hoạch và ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như tận dụng các nguồn tài nguyên khí hậu toàn cầu cho những nỗ lực giảm thiểu và thích ứng", Phó Chủ tịch ADB nói thêm.

Về phần mình, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Ireland nhận định: "Quỹ tín thác thể hiện sự hợp tác sâu sắc của chúng tôi với Ngân hàng Phát triển châu Á, đồng thời phản ánh cam kết của chúng tôi đối với các tiểu quốc đảo đang phát triển và chống lại biến đổi khí hậu”.

Được biết, mục tiêu tổng thể của nguồn quỹ là tăng cường sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của các tiểu quốc đảo đang phát triển trước những thảm họa gây ra bởi các mối nguy tự nhiên và tác động của biến đổi khí hậu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ ADB)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Return to top