ClockThứ Năm, 24/05/2018 06:50

Thanh toán bằng ví điện tử phát triển ở Đông Nam Á

TTH.VN - Theo Phòng Thương mại Anh ở Singapore, gần 75% người tiêu dùng châu Á sử dụng điện thoại thông minh, trong đó phần lớn sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.

Lào, Singapore hợp tác phát triển thương mại điện tửTỷ lệ người dùng ngân hàng điện tử ở Việt Nam lên 81%Thương mại điện tử giàu tiềm năng nhưng không ít rào cản

Giao dịch được thực hiện nhanh chóng bằng việc quét mã trên điện thoại thông minh. Ảnh: Vcash

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều thay đổi sâu rộng trong cách chúng ta tương tác với nhau. Sự tương tác này không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa người với người mà còn được mở rộng theo cách chúng ta ứng phó với tài chính; trong đó ý tưởng mua bán và giao dịch được số hoá giờ đây đã trở thành hiện thực. Ví điện tử là một phần của thực tế này, với việc người dùng có thể mua hàng thông qua các phương tiện không dùng tiền mặt mà chỉ sử dụng điện thoại thông minh. Khu vực Đông Nam Á đang chứng kiến ​​một sự gia tăng trong các giao dịch không dùng tiền mặt, giờ đây tiền mặt chỉ là sự lựa chọn thứ 2 khi thanh toán hàng hóa và dịch vụ trên toàn khu vực.

Philippines và Thái Lan là những ví dụ điển hỉnh về các nước trong ASEAN đang thích ứng tốt với việc sử dụng ví điện tử. Theo Reciprocus International, giá trị của các giao dịch thanh toán thẻ tại 2 quốc gia này được dự báo sẽ gia tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,2% và 8,1% trong 5 năm tới để đạt giá trị 91,9 tỷ USD và 82,7 USD tỷ tương ứng vào năm 2021.

Ở Malaysia, chuyển từ thanh toán bằng tiền giấy sang thanh toán điện tử có thể giúp quốc gia này tiết kiệm tới 1% GDP.

“Để thanh toán điện tử thành công, người ta cần một sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm cả sự quan tâm và háo hức từ khách hàng trong việc sử dụng điện thoại di động như một thiết bị để trả tiền, và một mạng lưới mua bán rộng lớn”, ông Zafrul Aziz, CEO của CIMB Group Holdings Bhd Group cho hay.

Ưu điểm của ví điện tử

Sử dụng ví điện tử có rất nhiều ưu điểm. Ví điện tử rất thuận tiện khi khách hàng không phải mang theo ví bên người. Một giao dịch có thể diễn ra chỉ với một lần quét trên điện thoại thông minh. Các dịch vụ như Apple Pay cho phép người dùng thêm nhiều thẻ vào điện thoại thông minh của mình, từ đó cho họ chọn lựa có thể để ví và tiền thừa ở nhà. Ngoài ra, sự cám dỗ chi tiêu có thể giảm khi không cầm tiền mặt. Hơn nữa, thời gian ở quầy thanh toán cũng có thể được giảm xuống, do tốc độ giao dịch có thể diễn ra chỉ thông qua điện thoại thông minh.

Giao dịch qua ví điện tử giúp rút ngắn thời gian ở quầy thanh toán. Ảnh: Visual China

Có lẽ sẽ đáng ngạc nhiên đối với nhiều người, nhưng các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc trực tiếp có thể cung cấp tính bảo mật cao hơn việc sử dụng thẻ thông thường.

“Bạn không bao giờ phải lấy thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ ra, vì vậy có rất ít cơ hội để người khác nhìn thấy nó”, ông Jason Chaikin, Chủ tịch Vkansee, một công ty bảo mật sinh trắc học cho biết.

Nhìn chung, khu vực ASEAN đang chấp nhận ví điện tử. Những lo ngại ban đầu về sự an toàn và bảo mật thông qua việc sử dụng ví điện tử hiện đã được khắc phục bằng các quá trình mã hoá thẻ (tokenisation) được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ để bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong các giao dịch. Trong tương lai gần, ví thông minh sẽ trở nên phổ biến ở hầu hết các nước ASEAN khi khối dịch chuyển theo hướng nắm bắt các công nghệ mới, phù hợp với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tố Quyên (Lược dịch từ Asean Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

TIN MỚI

Return to top