ClockThứ Tư, 11/07/2018 14:30

Tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định Paris

TTH.VN - Hãng thông tấn CNBC dẫn lời cảnh báo của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết, việc Mỹ rút khỏi hiệp định Paris vào năm 2017 đã và đang đem đến nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức huy động các nguồn quỹ cần thiết để triển khai biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu.

Singapore cung cấp chương trình về biến đổi khí hậu cho ASEANBiến đổi khí hậu làm tăng sản lượng rượu vang ở BỉNhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mù màuWB: Tương lai Nam Á bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu300.000 ngôi nhà ở Mỹ sẽ bị ngập do biến đổi khí hậuIMF: Thuế carbon là công cụ hiệu quả để giảm phát thải carbon dioxide

Đối phó với biến đổi khí hậu cần sự chung tay của tất cả các nước trên thế giới. Ảnh: CNBC

Cụ thể, ông Ban Ki-moon chia sẻ: “Kể từ khi Mỹ rút khỏi hiệp định, tôi thực sự quan tâm đến việc huy động tài chính để cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho những nước đang phát triển không có điều kiện đối phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, cộng đồng quốc tế cần sử dụng quyền lực của mình để giải quyết vấn đề này”.

Ngoài ra, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ trở lại tham gia hiệp định Paris ngay sau khi nước này nhận ra Mỹ cần có trách nhiệm về chính trị đạo đức toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất rút lui khỏi con đường chung tay bảo vệ thế giới thông qua hiệp định toàn cầu này.

Trước đó vào năm 2016, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thống nhất thông qua một tuyên bố chung xác nhận rằng cả hai nước sẽ ký hiệp định khí hậu Paris nhằm giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Song chỉ sau 1 năm, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định này với lý do hiệp định sẽ làm Mỹ tổn thất hàng tỷ USD, từ đó làm suy yếu nền kinh tế, gây hại đến cơ hội việc làm của lao động trong nước và làm cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất dầu khí, than...

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

TIN MỚI

Return to top