ClockChủ Nhật, 24/06/2018 08:40

Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình bị chia rẽ do chiến tranh Triều Tiên

TTH.VN - Giới truyền thông Triều Tiên ngày 23/6 tuyên bố, chính quyền nước này vừa tổ chức một buổi tọa đàm thành công với nhà nước Hàn Quốc, cùng lúc cho biết giới chức hai nước đã đi đến một thỏa thuận cho phép đoàn tụ các gia đình bị chia rẽ trong chiến tranh Triều Tiên.

Hàng chục ngàn gia đình đoàn tụ sau khi chấm dứt chính sách nhập cư không khoan nhượngASEAN-Hàn Quốc cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lượcMỹ: 3 ngày quyên được hơn 3 triệu USD giúp người tị nạnADB tổ chức hội thảo về nước và vệ sinh châu ÁPháp cam kết sẽ rút quân khỏi Syria sau khi đánh bại ISMicrosoft đạt thỏa thuận bảo vệ dữ liệu cho Chính phủ Australia

Ảnh minh họa: Yonhap

Trước đó vào ngày 22/6, các quan chức thuộc Hội chữ thập đỏ của hai nước đã thống nhất tổ chức họp mặt cho hơn 200 gia đình trong khoảng thời gian từ ngày 20-26/8/2018 tại khu vực núi Kumgang. Thỏa thuận được ghi nhận là một trong những nỗ lực hòa giải mới nhất của chính quyền hai miền Triều Tiên.

Tuy nhiên đến ngày 23/6, lãnh đạo cấp cao hai bên cho biết có thể buổi đoàn tụ của các gia đình sẽ được dời lại sớm hơn vào ngày 15/8. Song nhình chung hai bên sẽ tiếp tục tổ chức các buổi hội đàm trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Đến nay, ước tính vẫn còn hàng triệu gia đình bị chia tách kể từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Nhằm tạo điều kiện đoàn tụ cho người dân, chính quyền hai nước đã tiến hành hơn 20 buổi gặp mặt cho hơn 19.800 công dân. Lần gần đây nhất, buổi đoàn tụ diễn ra vào tháng 10/2015.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Rehald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

TIN MỚI

Return to top