ClockThứ Bảy, 09/06/2018 07:04

ADB tổ chức hội thảo về nước và vệ sinh châu Á

TTH.VN - Mất an ninh nước và vệ sinh sẽ hạn chế một cách nghiêm trọng nông nghiệp, công nghiệp hóa và cuộc sống thường nhật ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Trong giai đoạn 2017–2030, khu vực châu Á sẽ cần 800 tỷ USD đầu tư vào nước và vệ sinh.

ADB: Công nghệ và sự đổi mới rất quan trọng đối với tương lai năng lượng châu Á – Thái Bình DươngADB, Lào ký thỏa thuận hỗ trợ cải cách ngành y tếADB đầu tư 16,7 tỷ USD cho sự phát triển của ASEANTự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu ÁADB dự báo tốc độ tăng trưởng vững chắc ở châu Á Thái Bình DươngADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng

Cần 800 tỷ USD đầu tư vào nước và vệ sinh ở châu Á trong giai đoạn 2017–2030. Ảnh: Wikipedia

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ tổ chức Hội thảo của các tác giả cho dự án sách “Mất an ninh nước và vệ sinh ở châu Á” từ ngày 13-14/6 tại Singapore.

Theo đó, hội thảo được tổ chức trong bối cảnh chính quyền các quốc gia và địa phương, những người ra quyết định và cơ quan triển khai ở các quốc gia đang phát triển của châu Á không thể xây dựng chính sách ưu tiên và thực hiện những chương trình đầu tư mang lại kết quả rõ ràng.

Chương trình làm việc của Học viện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI) cho hay, bản sách chỉnh sửa được đề xuất nhằm đánh giá và phân tích các quan điểm khu vực về mất an ninh nước, vệ sinh và thiên tai ở khu vực châu Á.

Mục tiêu của hội thảo nhằm nhóm họp các chuyên gia và học giả đã gửi các bài viết cho bản sách đã được biên tập. Các chủ đề bao gồm: quan điểm kinh tế vĩ mô và khu vực về mất an ninh nước và vệ sinh; hiệu ứng lan tỏa của nước và vệ sinh được cải thiện ở châu Á và Thái Bình Dương; ảnh hưởng của các chương trình nước và vệ sinh nhạy cảm về giới; các tùy chọn theo yêu cầu để tăng sự tham gia từ các cộng đồng và Chính phủ; sự sắp xếp thể chế; cũng như những khuyến nghị chính sách ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top