ClockChủ Nhật, 19/08/2018 09:53

Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng Đức họp báo trước hội đàm

Chiều 18/8, tại thủ đô Berlin, Đức, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức A.Merkel đã có một bữa trưa công việc, trong đó hai nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề nóng song phương và khu vực, cụ thể là về tình hình Ukraine, Syria và dự án “Dòng chảy Phương bắc- 2”.

Đảng Cánh tả hy vọng quan hệ Đức-Nga sớm được khôi phụcTổng thống Nga - Mỹ sắp gặp mặt lần đầu tiênCuộc gặp Putin-Merkel tháo nút thắt trong vấn đề Ukraine, Syria

Tổng thống Putin (phải) và Thủ tướng Merkel. Ảnh: Reuters

Để không bị hạn chế về khuôn khổ thời gian, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Merkel đã phá vỡ lệ thường, đó là tiến hành họp báo không phải sau hội đàm mà là trước hội đàm, để sau đó có thời gian thảo luận sâu về các vấn đề. Hai nhà lãnh đạo chỉ nêu chung chủ đề của cuộc thảo luận là: Ukraine, “Dòng chảy phương Bắc-2”, hồ sơ hạt nhân Iran và Syria.

Thủ tướng Đức A.Merkel cho rằng, khắp thế giới đang có nhiều xung đột, cần phải tìm kiếm cách giải quyết và bà ủng hộ quan điểm là các bất đồng có thể giải quyết thông qua hội đàm. Bà Merkel coi cuộc gặp này với Tổng thống Nga là tiếp tục cuộc đối thoại đã diễn ra ở Sochi-Nga vào tháng 5 vừa qua.

Phát biểu trước các nhà báo trước khi bắt đầu hội đàm, Thủ Tướng Đức kêu gọi tiếp tục tìm kiếm các giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine. Theo bà, cơ sở để giải quyết đã và vẫn là Thỏa thuận Minsk, mặc dù đến giờ chưa hòa giải được. 

Bà hy vọng, trước khi bắt đầu năm học mới sẽ có một nỗ lực mới được thực hiện để tiến lên phía trước. Thủ Tướng A.Merkel cũng thông báo rằng, bà cùng với Tổng thống Nga.V.Putin sẽ thảo luận về khả năng tạo lập sứ mệnh của Liên Hợp Quốc để có thể góp phần hòa giải. 

Bà nói thêm rằng, Đức trong mọi trường hợp sẵn sàng góp phần cho “định dạng Normandy” trong nỗ lực này. Nói về Ukraina, Thủ tướng Đức cũng nhắc tới dự án “Dòng chảy Phương bắc-2” và theo bà, Ukraine cần duy trì vai trò của nước trung chuyển khí đốt Nga sang Châu Âu.

Về phần mình, Tổng thống Nga V.Putin nêu rõ, Nga sẵn sàng tiếp tục tìm kiếm các giải pháp. Trong bối cảnh giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, đáng tiếc là chưa tiến triển, người đứng đầu nước Nga có ý nhấn mạnh tính chất không thay thế của việc thực thi các thỏa thuận Minsk, để lưu ý đến mối quan tâm về "định dạng Normandy” và nhóm liên lạc, sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ nhiệm vụ giám sát đặc biệt của Liên hợp quốc. 

Tổng thống Putin hy vọng rằng, dẫu sao các bên sẽ có thể xoay sở để tiến lên theo hướng này. Tổng thống Putin cũng một lần nữa đảm bảo với Thủ tướng Đức rằng, “Dòng chảy phương Bắc-2” không đóng lại khả năng trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Quan trọng là việc trung chuyển của Ukraine phù hợp với các yêu cầu về kinh tế.

Một vấn đề khác liên quan các trừng phạt của Mỹ là hồ sơ hạt nhân Iran. Thủ tướng Đức A.Merkel nói rằng, Đức ủng hộ duy trì Thỏa thuận hạt nhân, nhưng lo lắng về các hành động của Iran ở khu vực...

Tổng thống Nga V.Putin cũng nhấn mạnh sự cần thiết duy trì Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran. Quan trọng là cần duy trì thỏa thuận đa phương đã được Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận nhằm tăng cường an ninh và cơ chế không phổ biến hạt nhân. Người đứng đầu nước Nga ngụ ý về việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động chung hồi tháng 5.

Tổng thống Nga và Thủ Tướng Đức đã thông báo rằng, sẽ thảo luận về giải quyết tình hình Syria. Cả hai nhà lãnh đạo đều lưu ý đến các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, nhất là cho những người tị nạn hồi hương. Theo Tổng thống V.Putin, cần giúp đỡ để khôi phục việc cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, chăm sóc y tế. Tổng thống Nga bày tỏ tin tưởng rằng, tất cả đều quan tâm vấn đề này, bao gồm cả Châu Âu./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Chiều 28/11, tại tỉnh Xê Kông, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào tổ chức Hội đàm lần thứ XVIII năm 2024 với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3 tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển
Return to top