ClockThứ Sáu, 26/04/2019 14:26

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận lời đến thăm Triều Tiên

Sau Hội nghị Thượng đỉnh ngày 25/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Triều Tiên.

Nga-Hàn khẳng định mục tiêu thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên'Ngoại giao hạt nhân' Kim Jong Un - PutinKCNA: Nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên đường thăm Nga

Sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Triều, Tổng thống Putin đã nhận lời mời đến thăm Triều Tiên và khen ngợi ông Kim là người cởi mở, thú vị. Ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là khôi phục sức mạnh của luật pháp quốc tế trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời khẳng định Nga và Mỹ có chung lợi ích trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận lời đến thăm Triều Tiên. Ảnh: Reuters

"Chủ tịch Kim Jong Un là một người khá cởi mở, ông nói chuyện thẳng thắn về tất cả các vấn đề trong hội nghị như quan hệ song phương, các lệnh trừng phạt, Liên Hiệp quốc, quan hệ của họ với Mỹ và cả về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên ", ông Putin cho biết.

Đáp lại, ông Kim Jong-un cảm ơn ông Putin về một cuộc đối thoại thực chất về các vấn đề cùng quan tâm và bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ giữ được tinh thần này.   

Hội nghị thượng đỉnh Nga - Triều đã đi đến một thỏa thuận giữa hai nhà lãnh đạo nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược để giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực, theo Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA). Đồng thời, lãnh đạo hai nước đã đồng ý hành động để đưa quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nga và Triều Tiên lên một tầm cao mới.

Đây không chỉ là chuyến thăm đầu tiên của ông Kim tới Nga kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2011, mà còn là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi ông tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ hồi đầu tháng 4./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top