Ảnh minh họa: The ASEAN Post
Ra mắt vào năm 2017, GIA nhằm mục tiêu cung cấp cho người dân Singapore, cũng như sinh viên, doanh nghiệp và các doanh nhân trong nước có cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, từ đó học hỏi kinh nghiệm để phát triển.
Đóng góp 45% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đđã chứng kiến mức đầu tư vào khởi nghiệp tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2017 – 2018. Điều này khiến chương trình hỗ trợ của Singapore hướng sự chú ý đến thành phố lớn nhất của Việt Nam.
Được biết, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố ASEAN thứ 3 tham gia vào mạng lưới GIA, sau Jakarta và Bangkok. Tám thành phố khác trong mạng lưới bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu (Trung Quốc): Berlin và Munich (Đức); San Francisco (Mỹ); Tokyo (Nhật Bản) và Paris (Pháp).
Mặc dù Singapore được công nhận là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, song lãnh đạo nước này vẫn thừa nhận cần xây dựng và củng cố “tính kết nối, chất lượng và tính sáng tạo” của đất nước, tiếp tục trở thành “bến cảng an toàn cho quan hệ đối tác và hợp tác” nhằm duy trì vị thế toàn cầu của mình.
Do đó, Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) ký kết tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ cho phép các công ty khởi nghiệp về công nghệ của Singapore tiếp cận với thị trường liên tục đổi mới của Việt Nam, từ đó thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp giữa hai nước.
Là một phần của MoU ký kết giữa Enterprise Singapore và Saigon Innovation Hub (SIHUB) liên kết với chính phủ Việt Nam, ba đối tác sẽ tổ chức nhiều chương trình giám sát, hỗ trợ giới thiệu các công ty khởi nghiệp Singapore đến hệ sinh thái đổi mới tại thành phố Hồ Chí Minh và kết nối họ với các đối tác, khách hàng Việt Nam. Điều này sẽ giúp các công ty khởi nghiệp Singapore thương mại hóa giải pháp, hình thành quan hệ đối tác kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời cũng giúp hỗ trợ các công ty khởi nghiệp của Việt Nam hoạt động tại Singapore.
Trong một thông tin có liên quan, được dẫn dắt bởi ngành sản xuất, các doanh nghiệp thành công ở Việt Nam đã giúp GDP bình quân đầu người tăng gấp 10 lần kể từ năm 1985. Theo Học viện Khởi Nghiệp Topica, khởi nghiệp ở Việt Nam đang có sự tăng trưởng tốt, với các công ty khởi nghiệp thu hút khoản đầu tư lên đến 889 triệu USD vào năm 2018 – tăng gấp 3 lần so với mức đầu tư ghi nhận trong năm 2017. Trong đó, Fintech, thương mại điện tử, du lịch, hậu cần và công nghệ giáo dục (edtech) là năm lĩnh vực dễ có lợi nhuận nhất cho các công ty khởi nghiệp Việt Nam.
Hạnh Nhi (Lược dịch từ The ASEAN Post)