ClockThứ Tư, 09/11/2016 14:08

Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn

Những người Mỹ tại Việt Nam, ở Hà Nội cũng như TP.HCM đang có một buổi sáng khác thường. Họ theo dõi kết quả bầu cử ở quê nhà trong buổi tập trung cùng xem kết quả do Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán tổ chức.

Hàn Quốc kêu gọi thị trường bình tĩnh trước kết quả bầu cửHơn 70% cử tri khẳng định nền kinh tế ủng hộ người giàu và quyền lựcBầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Châu Á ủng hộ bà Clinton hơn ông TrumpNgười Mỹ sống ở Việt Nam chọn Trump hay Hillary?

Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn
Cử tri người Mỹ sinh sống tại TP.HCM theo dõi kết quả bầu cử thể hiện trên màn hình tại Trung tâm Hội nghị GEM sáng 9/11 - Ảnh: THUẬN THẮNG

Tại Trung tâm Hội nghị GEM, lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM đang tổ chức một buổi theo dõi trực tiếp kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Đây là nơi Tổng thống Barack Obama từng có buổi đối thoại với khoảng 800 đại biểu nhóm lĩnh trẻ Việt Nam - Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) trong chuyến thăm của ông đến Việt Nam vào tháng 5 vừa qua.

Ở phía ngoài phòng tường thuật, lãnh sự quán có bố trí một màn hình máy tính cho phép tất cả những người tham dự được "trải nghiệm" cảm giác bỏ phiếu. Bên trong khán phòng, ước tính có khoảng 300 người đến dự, bao gồm các nhân viên của lãnh sự quán, các công dân Mỹ và phóng viên các báo đài cùng theo dõi kết quả tường thuật trực tiếp qua màn hình lớn.

Ở xa cách quê nhà nhưng mọi người hồi hộp không kém bất kỳ cử tri nào đang tụ tập ở Quảng trường Thời đại và trao đổi rất sôi nổi về các báo cáo thống kê số phiếu bầu từ các bang.

Mở đầu bài phát biểu bà Tổng lãnh sự Mary Tarnowka đã có lời chào bằng tiếng Việt đến những người tham dự: "Xin chào quý vị. Xin chào các bạn. Tôi là Mary Tanowka, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ. Tôi rất vinh dự được chào đón rất nhiều bạn bè và quý khách đến tham dự buổi tiệc theo dõi trực tiếp Kết quả Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ của chúng tôi hôm nay, Cảm ơn quý vị đã bắt đầu một ngày mới cùng chúng tôi".

Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn
Bà tổng lãnh sự Mỹ Tarnowka chia sẻ các thông tin về bầu cử Mỹ với người Việt quan tâm tại Trung tâm Hội nghị GEM - Ảnh: THUẬN THẮNG

Bà mô tả: "Đây sẽ là một ngày vô cùng thú vị và đến thời điểm này, hàng chục triệu người dân Mỹ đã bỏ phiếu để quyết định ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Thông qua hành động đơn giản là bỏ phiếu, người dân Mỹ đã lên tiếng và bày tỏ ai là người mà họ mong muốn sẽ lãnh đạo đất nước".

Bà Tarnowka cũng nhắn nhủ đến những người bạn Việt Nam: "Chúng tôi biết các đồng minh và đối tác của chúng tôi, kể cả trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cần đến Tổng thống Hoa Kỳ và Chính phủ Hoa Kỳ để phối hợp xây dựng sự ổn định, hỗ trợ và lãnh đạo. Vì vậy chúng tôi biết thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử của chúng tôi rất chặt chẽ. Và chúng ta biết rằng Việt Nam cũng đang theo dõi sát cuộc bầu cử này".

Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sau đó, bà Tarnowka cho biết: "Chúng ta có thể mong đợi gì từ tân tổng thống Mỹ? Chúng ta có thể hy vọng một sự chuyển giao quyền lực êm thấm. Tôi nghĩ cả hai ứng viên đều đã thể hiện rõ chính sách mà họ muốn thúc đẩy nếu họ được bầu làm Tổng thống. Về chính sách đối với Việt Nam, có nhiều cơ quan trong cả hai đều dành nhiều sự tập trung cho châu Á".

Vậy điều gì sẽ thay đổi và sẽ không thay đổi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cũng như các nước châu Á khác khi Mỹ có Tổng thống mới? Bà Tarnowka rỏ ra thận trọng kiểu của nhà ngoại giao vốn có: "Tôi nghĩ vẫn còn hơi sớm để nói, hãy chờ xem kết quả hôm nay như thế nào. Các ứng viên trong chiến dịch tranh cử đều hứa hẹn những điều họ sẽ làm khi đắc cử vì vậy chúng ta phải chờ đợi kết quả bầu cử và ứng viên chiến thắng bắt tay vào công việc. Nhưng dĩ nhiên sẽ có những thay đổi, chẳng hạn chúng tôi sẽ có một Tổng thống mới (cười). Đó có thể là ông Trump hoặc bà Clinton".

Giải thích về lý do nước Mỹ lại quá chia rẽ trong cuộc bầu cử lần này, bà Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM nhận định: "Tôi nghĩ là sự đa dạng ý kiến ở Mỹ và mọi người đều có những suy nghĩ riêng của họ về những điều tốt đẹp cho nước Mỹ. Chúng tôi có một tiến trình dân chủ và mọi người đều biết về những chính sách của các ứng viên tranh cử và họ bỏ sẽ bỏ phiếu cho người có khả năng lãnh đạo đất nước".

Tham tán Thông tin - Văn hóa Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, ông Matthew Wall cho biết đây là "lần đầu tiên họ tổ chức một buổi tường thuật với quy mô lớn như vậy và mở cho cộng đồng cùng tham gia". Khi được hỏi ông bỏ phiếu cho ai, tham tán Wall cho biết ông đến từ bang Alabama và đây là bang có truyền thống bầu cho ứng cử viên của đảng Cộng hòa.

Những hình ảnh ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM:

Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn
Cử tri Mỹ tại TP.HCM có thể hiện một chút hài hước - Ảnh: THUẬN THẮNG
Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn
Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius trong buổi theo dõi kết quả bầu cử tổ chức ở Hà Nội sáng 9/11 - Ảnh: THANH HÀ
Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn
Các bạn trẻ Hà Nội trải nghiệm cách thức bỏ phiếu kiểu Mỹ - Ảnh: THANH HÀ
Trải nghiệm bầu cử cùng cộng đồng người Mỹ ở Sài Gòn
Theo dõi bảng cập nhật kết quả bầu cử ở Hà Nội - Ảnh: THANH HÀ


Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp
Khám phá Sài Gòn Đắk Lắk: Hành trình tuyệt vời cùng Traveloka

Hành trình khám phá từ thành phố sôi động Sài Gòn đi qua những ngõ ngách yên bình của Đắk Lắk sẽ mang đến cho bạn sự trầm trồ và hứng khởi. Đây là một chuyến phiêu lưu khám phá văn hóa độc đáo và những trải nghiệm thú vị mà chỉ Đắk Lắk mới mang lại cho bạn.

Khám phá Sài Gòn Đắk Lắk Hành trình tuyệt vời cùng Traveloka
Thông tin doanh nghiệp
Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn Nha Trang tiết kiệm cùng Traveloka

Sài Gòn và Nha Trang là hai địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Và với sự hỗ trợ Traveloka, bạn sẽ không chỉ có cơ hội khám phá những điểm đẹp tuyệt vời mà còn trải qua chuyến đi siêu tiết kiệm.. Hãy cùng khám phá những bí mật của chuyến đi Sài Gòn - Nha Trang ngay sau đây.

Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn Nha Trang tiết kiệm cùng Traveloka
Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Bài 2: Chính thức kết nghĩa anh em

Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương và trách nhiệm, đúng 19 giờ 30, ngày 8/10/1960, tại Câu lạc bộ Ba Đình, trong không khí đầm ấm và trọng thể, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã tổ chức Lễ kết nghĩa “Ba thành phố lớn nhất của Việt Nam” chính thức trở thành anh em ruột thịt “Là cây một cội, là con một nhà”.

Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Bài 2 Chính thức kết nghĩa anh em
Return to top