ClockThứ Sáu, 13/09/2019 09:34

Trump muốn gặp lại Kim Jong-un

Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã gặp nhau ba lần kể từ tháng 6/2018, ông chủ Nhà Trắng nhiều lần bày tỏ tin tưởng cam kết của Kim Jong-un bất chấp hàng loạt vụ thử tên lửa liên tiếp trong năm nay.

Triều Tiên sẵn sàng trở lại bàn đàm phán vào cuối tháng nàyQuan chức Nhật Bản-Mỹ thảo luận phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều TiênÔng Trump “lao tâm khổ tứ” vì 3 cuộc khủng hoảng tại khu vực Đông ÁQuan chức Mỹ: Washington và Bình Nhưỡng vẫn liên lạc thường xuyênNgoại trưởng Mỹ hy vọng đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều sẽ sớm được nối lại

Tổng thống Trump trả lời báo chí bên ngoài Nhà Trắng hôm 12/9. Ảnh: AFP

"Có, vào một lúc nào đó. Dĩ nhiên là họ muốn gặp và tôi nghĩ đó là điều sẽ xảy ra. Chúng ta chờ xem, nhưng tôi nghĩ sẽ có sự thay đổi", Tổng thống Donald Trump nói tại Nhà Trắng hôm 12/9, khi được các phóng viên hỏi ông có kế hoạch gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un năm nay và có đề xuất mới cho đàm phán phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng hay không.

Thông tin được Trump đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui nói rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng tái khởi động đàm phán với Washington về chương trình hạt nhân vào cuối tháng này.

"Đó là dấu hiệu đáng khích lệ và chúng tôi chào đón điều đó. Nước Mỹ và cộng đồng quốc tế đã gửi đi thông điệp rằng các hành động khiêu khích như thử tên lửa không mang lại lợi ích, chúng tôi muốn Triều Tiên nối lại đối thoại để đạt được phi hạt nhân hóa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói, cho biết hai nước chưa có kế hoạch tổ chức cuộc gặp tiếp theo giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un.

Lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã gặp nhau ba lần kể từ tháng 6/2018, ông chủ Nhà Trắng nhiều lần bày tỏ tin tưởng cam kết của Kim Jong-un bất chấp hàng loạt vụ thử tên lửa liên tiếp trong năm nay.Các nhà phân tích chính sách cho rằng việc Trump sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton có thể hỗ trợ nỗ lực nối lại đối thoại, nhưng sẽ không giúp ích nhiều cho mục tiêu thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top