ClockThứ Năm, 18/07/2019 09:46

Ứng cử viên Thủ tướng Anh cam kết sẽ đàm phán lại thỏa thuận Brexit

Hai ứng cử viên Thủ tướng Anh - cựu Ngoại trưởng Boris Johnson và Ngoại trưởng Jeremy Hunt - đều có quan điểm giống nhau là nước Anh dứt khoát sẽ rời EU vào đúng hạn chót - ngày 31/10.

Ứng cử viên Thủ tướng Anh thừa nhận cần EU hỗ trợ khi Brexit không thỏa thuận'Nóng' cuộc đua giành chức Thủ tướng Anh

Hai ứng cử viên Thủ tướng Anh - cựu Ngoại trưởng Boris Johnson (trái) và Ngoại trưởng Jeremy Hunt. Nguồn: Sky News

Tối 17/7 theo giờ địa phương, chiến dịch tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và cũng là Thủ tướng Anh của cựu Ngoại trưởng Boris Johnson và Ngoại trưởng Jeremy Hunt đã kết thúc tại thủ đô London, mỗi ứng viên có 45 phút diễn thuyết và trả lời các câu hỏi trước các đảng viên đảng Bảo thủ.

Cả hai ứng viên đều có quan điểm giống nhau là nước Anh dứt khoát sẽ rời EU vào đúng hạn chót - ngày 31/10.

Trong phần trình bày của mình, cựu Ngoại trưởng Johnson tự tin cho rằng ở cương vị Thủ tướng ông sẽ có các cuộc thảo luận với EU về một thỏa thuận rút khỏi EU mới. Ông cho rằng kế hoạch chốt chặn nhằm tránh đường biên giới cứng trên đảo Ireland là điều không thể chấp nhận vì sẽ làm Anh rơi vào thế bị động trước EU và bị kẹt trong liên minh thuế quan với EU dài lâu.

Ông Boris Johnson cho biết quan điểm của ông là sẽ không tiến hành tổng tuyển cử sớm cũng như nghĩ rằng đảng Bảo thủ sẽ không cần đến liên minh với đảng chính trị nào khác. Ông Johnson bày tỏ mong muốn đoàn kết nước Anh giống như ông đã đoàn kết London khi ông làm Thị trưởng thành phố này.

Về phần mình, ông Jeremy Hunt cũng tự tin rằng mình hoàn toàn có khả năng để tiến hành thương thuyết với EU về thỏa thuận rút khỏi EU mới vì ông có kinh nghiệm của một nhà đàm phán, nhà ngoại trưởng. Ngoại trưởng Anh thẳng thắn bày tỏ quan điểm là sẽ ông không tạm ngưng quốc hội, một cách để tránh phải đưa thỏa thuận Brexit thông qua tại Hạ viện.

Khi được hỏi, nếu không thể trở thành Thủ tướng, liệu ông có sẵn sàng làm việc trong chính phủ của ông Johnson không, ông Hunt cho biết ông sẵn sàng vì đó là cách để ông phục vụ đất nước và đảng Bảo thủ.

Ông Hunt khẳng định là người thấm đẫm tư tưởng dân chủ, đây chính là nền tảng để ông thực hiện Brexit theo ý nguyện của cử tri Anh, thông điệp ông đưa ra để trả lời trước những lo ngại, hoài nghi cho rằng ông Hunt trước là người thuộc phe ủng hộ Anh ở lại EU, nên nếu trở thành Thủ tướng Anh, có thể ông sẽ không ủng hộ Brexit bằng mọi giá như ông Johnson. Ông cũng cam kết sẽ đưa nước Anh trở thành nước ủng hộ kinh doanh mạnh mẽ nhất trong các nước EU bằng cách đưa trở thành " thung lũng Silicon" tiếp theo.

Cả hai ứng viên đều có buổi thuyết trình cuối cùng khá thành công trong chiến dịch vận động tranh cử. Tuy nhiên, trước đấy ông Hunt cũng từng thừa nhận là ông đang ở thế yếu hơn nhiều so với ông Johnson.

Theo kết quả điều tra thăm dò trong 1.300 đảng viên đảng Bảo thủ, số người ủng hộ ông Johnson lên làm Thủ tướng Anh là 78,1% và số người ủng hộ ông Hunt là 28,2%. Đảng Bảo thủ tối 17/7 một lần nữa khẳng định sẽ công bố Thủ tướng mới của nước Anh vào ngày 23/7.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh

Khi các kỹ năng và thế mạnh của các vận động viên khuyết tật đang tiếp tục gây ấn tượng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paris (Paralympic Paris), thì tại thủ đô London của Anh cũng đang diễn ra lễ hội nghệ thuật giới thiệu tài năng và sự độc đáo của các nghệ sĩ khuyết tật.

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh
Nỗi đau âm ỉ

Lần đầu tiên sau hơn 40 năm, người dân Mỹ lại bàng hoàng chứng kiến một cựu tổng thống hoặc một tổng thống đương nhiệm bị mưu sát. Phát súng ngày 13/7/2024 của nghi phạm Thomas Matthew Crooks không chỉ bắn vào ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump, mà còn bắn vào niềm tự hào của nước Mỹ về một nền chính trị tự do, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo lực chính trị ngày càng nghiêm trọng tại nước này.

Nỗi đau âm ỉ
Return to top